Xuất hiện 4 dấu hiệu này có thể bạn đã mắc bệnh tim mạch không nên chủ quan _kết quả anh hôm nay
Bệnh nhân H.C (SN 1978,ấthiệndấuhiệunàycóthểbạnđãmắcbệnhtimmạchkhôngnênchủquan kết quả anh hôm nay Hà Nội), là shipper (nhân viên giao hàng) có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. Khi đang trên đường làm việc, đột ngột thấy tức ngực, khó thở nên anh C. đã tự vào khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Khi đang làm thủ tục đăng ký khám, anh C. đột ngột ngừng tuần hoàn, hôn mê.
Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước – một nhánh mạch lớn nuôi dưỡng quả tim. Nhồi máu cơ tim cấp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm thường gặp ở các nước phát triển và cả các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim có giảm so với trước đây nhờ những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên hậu quả và biến chứng sau nhồi máu cơ tim vẫn là một vấn đề đáng lo ngại nếu không được cấp cứu kịp thời.
TS.BS Ngô Tuấn Anh – Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin thêm, bệnh tim mạch rất đa dạng và biểu hiện với nhiều hình thái khác nhau. Trong đó, người bệnh thấy thường xuyên mệt mỏi, khó thở, mức độ tăng dần. Đây là biểu hiện hay gặp. Còn với trẻ nhỏ mắc bệnh tim mạch, thường chậm phát triển thể chất, trẻ thường bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng hay viêm phổi tái diễn.
TS.BS Ngô Tuấn Anh cũng đưa ra một số dấu hiệu cảnh báo bệnh:
- Khó thở do nguyên nhân tim mạch: Trong hầu hết các bệnh tim mạch, bệnh nhân thường thấy khó thở. Mức độ khó thở có thể từ nhẹ đến nặng, khó thở mạn tính hay khó thở cấp tính.
Nguyên nhân:
Khó thở mạn tính: Suy tim giai đoạn đầu thường chỉ khó thở khi gắng sức như làm việc nặng, khi lên cầu thang. Nếu không được điều trị, mức độ khó thở sẽ tăng dần, khó thở thường xuyên, cả khi nghỉ hoặc khó thở về đêm, người bệnh thường phải ngồi để thở.
Khó thở cơn, cấp tính: Là tình trạng cấp cứu do phù phổi hoặc hen tim, hay gặp trong các trường hợp nhồi máu cơ tim, đứt dây chằng van tim, bóc tách động mạch chủ…
Với các trường hợp khó thở, người bệnh cần đến tại cơ sở y tế ngay. Bác sĩ sẽ khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
- Đau ngực trái: Đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên đau ngực trái, nhất là đau cấp tính, dữ dội hoặc đau có liên quan đến gắng sức có thể do các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim cấp, phình bóc tách động mạch chủ, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim…
Trong bệnh nhồi máu cơ tim, đau ngực trái thường xuất hiện đột ngột, liên quan gắng sức (gắng sức đau hơn, nghỉ ngơi đỡ đau), đau sau xúc động… Đau ngực có thể từ ngực trái, lan ra sau lưng, lan lên vai trái, cánh tay trái, kèm theo vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn… Để chẩn đoán cần được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
- Đau đầu và tai biến mạch não: Những người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch hay tăng huyết áp có thể xuất hiện dấu hiệu nặng đầu vùng gáy, đau nửa đầu do co thắt mạch máu não. Hẹp động mạch cảnh thường đau đầu phối hợp với rối loạn tiền đình (chóng mặt, buồn nôn). Các bệnh lý van tim, rung nhĩ cũng có thể gây nhồi máu não. Đau đầu tăng dần và thường không giảm khi dùng các thuốc giảm đau thông thường. Đau đầu đôi khi là dấu hiệu đầu tiên của tai biến mạch não như xuất huyết não do tăng huyết áp, hay nhồi máu não do huyết khối gây tắc mạch (như trong trường hợp hẹp động mạch cảnh, rung nhĩ…)
Để chẩn đoán, ngoài thăm khám lâm sàng, người bệnh sẽ được làm siêu âm động mạch cảnh, siêu âm tim phát hiện các bệnh lý tim mạch và chụp cắt lớp vi tính sọ não.
- Hồi hộp, trống ngực, ngất: Hồi hộp, đánh trống ngực mới xuất hiện có thể do các bệnh lý về nhịp tim. Choáng ngất: người bệnh bị mất tri giác thoáng qua. Ở người già có thể do nhịp tim quá chậm (suy nút xoang, tắc nghẽn nhĩ thất), hẹp khít van động mạch chủ, tụt huyết áp hay nhồi máu cơ tim cấp.
Ngoài ra các dấu hiệu khác ít gặp trong bệnh tim mạch như ho ra máu, đau bụng vùng gan (vùng hạ sườn phải) hay đau chân khi đi lại, sưng phù chân… có thể do các nguyên nhân liên quan đến tim mạch.
“Với tình hình các bệnh tim mạch gia tăng như hiện nay, để phát hiện sớm và phòng ngừa các biến chứng, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người dân cần đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa để kịp thời chẩn đoán và điều trị. Người dân cũng cần được khám sức khỏe định kỳ và toàn diện hàng năm”, TS.BS Tuấn Anh thông tin.
BSCKII Nguyễn Thế Huy, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E cũng cho biết, có thể phòng tránh bệnh tim mạch bằng cách hạn chế các yếu tố nguy cơ. Ví dụ nếu bạn đang hút thuốc, nên cai thuốc lá; hạn chế sử dụng rượu, bia... Đối với những bệnh nhân trẻ tuổi hoặc những người đã mắc bệnh tim mạch cần phải có chế độ ăn hợp lý, duy trì cân nặng phù hợp, tập thể dục đều đặn, cân đối công việc và cuộc sống. Ngoài ra, những người đã mắc bệnh tim mạch cũng cần thường xuyên thăm khám, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để duy trì sức khỏe.
BS Thế Huy chia sẻ thêm, một vài thực phẩm có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, các loại kẹo hoặc thực phẩm có hàm lượng đường cao. Bên cạnh đó, có một số loại thực phẩm tốt cho tim mạch ví dụ như rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm ít muối, ít chất béo...
Bài kiểm tra bằng ngón tay cái phát hiện nguy cơ bệnh timCác nhà khoa học Mỹ nhận định sơ bộ về bệnh phình động mạch chủ dựa trên bài kiểm tra gập ngón cái.本文地址:http://sub.rgbet01.com/html/260b599286.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。