Bệnh nhân được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) chỉ định làm các chỉ số xét nghiệm kiểm tra đường máu,ườiđànôngbấtngờpháthiệnkhốiuphổilớnkhikhámđịnhkỳkèo nhà mỡ máu, và các xét nghiệm tầm soát ung thư phù hợp với độ tuổi.
Kết quả khiến ông bất ngờ khi trên phim chụp CT lồng ngực cho hình ảnh khối u thùy dưới phổi trái kích thước 73 x 80mm.
Người bệnh được các bác sĩ chuyên khoa ung bướu tư vấn, hội chẩn cùng các chuyên gia Bệnh viện K và tư vấn điều trị phù hợp.
Nam bệnh nhân phát hiện khối u phổi khá lớn khi không có biểu hiện bất thường nào của bệnh. Vì vậy, để tránh bỏ sót bệnh, các chuyên gia khuyến cáo: Người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ, nhất là người hút nhiều thuốc lá, làm trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, gia đình có người bị ung thư phổi và trên 55 tuổi.
Những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao được khuyến khích chụp cắt lớp vi tính lồng ngực liều thấp để sàng lọc ung thư.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi
- Hút thuốc lá
Những người đã hút thuốc nhiều trong cuộc đời đối mặt với nguy cơ cao nhất. Tiếp xúc thụ động với khói thuốc trong thời gian dài cũng rất có hại. Bỏ hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
- Nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường
Làm việc trong các môi trường độc hại, ô nhiễm không khí từ kỹ nghệ kim loại nặng hay tiếp xúc với khói thuốc, amiant, công nghiệp hóa dầu, nhựa, khí đốt… cũng là yếu tố gia tăng khả năng mắc ung thư phổi.
- Các bệnh ở phổi
Các bệnh lý mạn tính ở phổi như viêm phế quản mạn có dị sản dạng biểu bì, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), các sẹo cũ, tổn thương lao…