Bộ Giáo dục có nên làm sách giáo khoa?_danh sách ghi bàn ngoại hạng anh 2023
作者:Nhà cái uy tín 来源:La liga 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-26 05:37:41 评论数:
Lời toà soạn: Thời gian gần đây,ộGiáodụccónênlàmsáchgiádanh sách ghi bàn ngoại hạng anh 2023 câu chuyện làm sách giáo khoa theo chương trình mới đang được những người làm giáo dục quan tâm. Một trong những ý kiến đang nhận được quan điểm khác nhau là có nên để Bộ GD-ĐT tự biên soạn một bộ sách, song song với việc để cho các tổ chức, cá nhân khác làm công việc này. Trong bài viết gửi tới VietNamNet, PGS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình Ngữ văn mới đã nêu quan điểm của mình. Để rộng đường dư luận, VietNamNet xin giới thiệu bài viết và mong nhận được sự thảo luận rộng rãi của độc giả. Xin trân trọng cảm ơn.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Sách giáo khoa (SGK) là tài liệu dạy và học trong nhà trường phổ thông nhằm “cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông” như Luật Giáo dục 2005 đã nêu.
Với ý nghĩa đó, từ trước đến nay SGK có một vai trò rất lớn trong dạy và học, chi phối và liên quan đến rất nhiều người, nhiều tổ chức, gây ra nhiều bàn cãi, tranh luận từ học thuật đến kinh doanh, in ấn, phát hành...
Với tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong đó có đổi mới chương trình theo hướng phát triển năng lực, SGK không còn vị trí tuyệt đối quan trọng như trước nữa nhưng vẫn là vấn đề gây nhiều băn khoăn thắc mắc cần được trao đổi, làm rõ để hiểu đúng.
Một số nhận thức chưa đúng về đổi mới chương trình
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi thấy khá nhiều người, ngay cả người có trách nhiệm cũng hiểu về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chưa chính xác.
Xin nêu một số điểm. Một chương trình, nhiều SGK hay 1 bộ SGK, phương án nào đối với nước ta cũng có thuận lợi và khó khăn.
Một chương trình (CT), nhiều SGK là xu thế quốc tế, nhiều nước đã thực hiện từ lâu. Đó là một chủ trương đúng và hay, nhưng cũng phải có điều kiện mới thực hiện được. Ngay từ đầu khi đề xuất chủ trương này, Đề án đổi mới CT, SGK cũng đã nêu lên các ưu điểm và những khó khăn nếu thực hiện. Khi bỏ phiếu NQ 88 (2014) Quốc hội đã tán thành chủ trương một CT nhiều SGK.
Nay (2019) Thường vụ Quốc hội bàn về chuyện sửa đổi luật GD, nếu thấy trước mắt chưa thực hiện được chủ trương này hoặc chỉ thực hiện một phần thì Quốc hội và các cơ quan có trách nhiệm cần giải thích rõ cho cử tri và nhân dân cả nước biết; ít nhất là mấy vấn đề sau đây: Điều kiện để triển khai chủ trương nhiều bộ sách là những gì? Chưa đủ những điều kiện nào? Vì sao chưa đủ những điều kiện ấy? Trước mắt triển khai thế nào?
Nhiều SGK cho một môn học chỉ là một trong những yêu cầu của đổi mới, không phải là tất cả.
Nhiều SGK sẽ phát huy được trí tuệ của nhiều người, nhiều tầng lớp, góp phần dân chủ hóa trong giáo dục, truyền bá; giáo viên và học sinh có nhiều nguồn tư liệu, tham khảo nhiều cách tiếp cận khác nhau…
Xã hội hóa việc biên soạn SGK cũng giảm chi phí ngân sách của nhà nước, nâng cao được chất lượng do cạnh tranh lành mạnh.
Tuy nhiên cũng cần phải nhận thức rõ, nhiều bộ SGK cho một môn học chỉ là một trong các yêu cầu của đổi mới; không phải là tất cả và cũng không phải là linh hồn của định hướng đổi mới.
Đổi mới then chốt nhất, quyết định nhất của lần này là chuyển từ định hướng chạy theo, nhồi nhét nội dung sang giáo dục phẩm chất và năng lực, nhất là theo yêu cầu phát triển năng lực. Nhiều bộ hay một bộ SGK mà không đổi mới cách biên soạn, cách dạy và học, cách kiểm tra- đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực thì cũng đều thất bại, vô ích; tốn tiền của và công sức…
Do vậy, nhiều bộ SGK là một điểm mới, nhưng không phải là vấn đề quyết định sống còn của việc đổi mới lần này. Đổi mới cách biên soạn SGK, phương pháp dạy học và kiểm tra-đánh giá mới là quyết định.
Việc dành 20% cho chương trình địa phương không giải quyết được vấn đề chênh lệch trình độ vùng miền. Chương trình dành cho địa phương nhằm đưa các nội dung địa phương (lịch sử, địa lí, văn học, nghề…) giúp HS có những hiểu biết về chính quê hương, địa phương mình chứ không giải quyết được vấn đề đặc điểm và trình độ của đối tượng người học. 80% nội dung chính thức kia và ngay cả 20% nội dung địa phương ấy mà viết khó, viết hàn lâm, viết không theo yêu cầu phát triển năng lực… thì cũng không giải quyết được vấn đề trình độ các vùng miền khác nhau.
Giải quyết vấn đề phù hợp vùng miền phải là giải pháp chuyên môn, cần có sự chỉ đạo biên soạn các SGK khác nhau cho các vùng miền khác nhau chứ không phải cứ có nhiều bộ SGK hay đã dành 20% cho CT địa phương là được. Đổi mới lần nào cũng dành cho nội dung địa phương nhưng đều không có hiệu quả, ít tác dụng, nhiều nơi biến giờ dành cho địa phương thành giờ học thêm, luyện thi…
Lâu nay dư luận bức xúc về vấn đề độc quyền, nhất là độc quyền trong phát hành. Nhiều bộ sách chống được độc quyền trong biên soạn, nhưng nếu không có biện pháp quản lí và triển khai tốt thì vẫn không có hiệu quả.
Nhiều bộ sách mà không thẩm định và quản lí tốt, chỉ do một nhà xuất bản hay phần lớn rơi vào một nhà xuất bản biên soạn và phát hành thì vẫn là độc quyền. Vì thế, cần đề cao thẩm định, tách bạch chuyện biên soạn và phát hành thì sẽ chống được độc quyền, nhất là bộ sách do Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn.
Vấn đề bộ sách của Bộ theo Nghị quyết 88 của Quốc hội là cần thiết. Cần thiết không phải vì khi đó “sợ ít người mặn mà với việc làm SGK” nên phải giao cho Bộ GD-ĐT đứng ra tổ chức mà là cần có một cơ quan chịu trách nhiệm chính tổ chức một bộ sách đầy đủ tất cả các môn học và hoạt động giáo dục cho tất cả các cấp nhằm bảo đảm đúng tiến độ triển khai lộ trình đổi mới; tránh tình trạng các tổ chức cá nhân chỉ làm các sách ăn khách, các môn học “hot”phải thi cử, đánh giá nhiều…
Về nguyên tắc, chỉ khi nào có CT chính thức thì mới tiến hành biên soạn SGK và các tài liệu dạy học.
CT các môn học công bố cuối tháng 12/2018 thì đầu năm 2019 bắt đầu biên soạn SGK là đúng. Yêu cầu của Quốc hội cần có sách lớp 1 để thực hiện vào 2020; nghĩa là còn gần 2 năm để Bộ GD-ĐT tập trung làm một bộ sách cho lớp 1; còn gần 3 năm để biên soạn một bộ sách cho lớp 2 và lớp 6 triển khai vào 2021 và 4 năm nữa cho bộ sách lớp 3, 7 và lớp 10 (năm 2022)… Tương tự như vậy đến năm 2024 sẽ xong cả 12 lớp cho 3 cấp. Lộ trình ấy hoàn toàn đủ thời gian để thực hiện với điều kiện Bộ GD-ĐT phải tập trung tinh hoa, sức lực và khởi động ngay từ bây giờ là tháng 3/2019.
Việc một số tổ chức, cá nhân trong hơn 1 năm qua đã triển khai đầu tư công sức biên soạn các bộ SGK khác nhau là một sự thật. Nhưng không phải vì thế mà cho rằng cần phải có nhiều bộ SGK. Đó không phải là căn cứ pháp lí để phản biện lại chủ trương nên 1 bộ hay nhiều SGK.
Nên triển khai biên soạn sách giáo khoa mới như thế nào?
Tôi cho rằng vẫn cần triển khai theo định hướng biên soạn SGK mà NQ 88 của Quốc hội đã nêu: “Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học… Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK”. Cụ thể thực hiện định hướng ấy như sau:
a) Bộ GD-ĐT cứ việc tổ chức viết bộ sách của Bộ theo cách làm của Bộ, đáp ứng yêu cầu triển khai lộ trình đổi mới 2020 với lớp 1 và đến 2024 đủ tất cả sách các môn học cho 3 cấp.
b) Vẫn khuyến khích các tổ chức cá nhân làm SGK cho các môn học khác nhau. Các sách này không lệ thuộc vào tiến độ, thời gian và không cần phải đầy đủ tất cả các môn học, lớp hoặc cấp học. Nghĩa là có thể viết một hay vài cuốn cho một hay vài môn, ở một hay vài lớp khác nhau; có thể có ngay nhưng 5-10 năm mới có cũng không sao.
c) Sách của Bộ hay của các tổ chức cá nhân đều phải thẩm định quốc gia bình đẳng như nhau. Vì thế cần đặc biệt coi trọng việc thẩm định. Để tránh độc quyền trong phát hành bộ sách của Bộ cần tách bạch chuyện biên soạn và chuyện in ấn, phát hành. Việc triển khai nhiều bộ SGK những năm đầu sẽ rất phức tạp trong quản lí và tổ chức dạy học. Theo nguyên tắc này, trong một địa phương, các trường có thể dùng nhiều bộ/ cuốn sách khác nhau; GV có thể dùng cùng lúc nhiều sách khác nhau; HS có thể tham khảo nhiều sách khác nhau của một môn…
Đó là một thuận lợi nhưng cũng là một thách thức, nhất là với những GV thiếu năng lực, mà số này không ít.
Việc kiểm tra, đánh giá cũng sẽ không đơn giản, gồm cả đánh giá việc dạy của GV, việc quản lí chuyên môn của nhà trường và đặc biệt là việc đánh giá kết quả học tập của HS.
Như thế trước mắt cần tập trung nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên; tăng cường tính chuyên nghiệp của việc thẩm định, đánh giá...
Đó là một công việc không hề đơn giản, nếu muốn làm thật, không báo cáo láo, không mắc bệnh thành tích và hình thức chủ nghĩa.
Với CT theo định hướng phát triển năng lực, SGK không quan trọng như trước nữa mà CT và yêu cầu cần đạt của CT mới là chỗ dựa quan trọng nhất.
Dù một hay nhiều bộ SGK, thì vẫn phải đổi mới cách biên soạn, đặc biệt là cách dạy học và kiểm tra, đánh giá. Chương trình GDPT 2018 đã được thiết kế nhằm đáp ứng tất cả các yêu cầu vừa nêu. Nhưng từ định hướng ấy đến thực hiện cụ thể là một khoảng cách cực xa. Và nếu không triển khai đúng sẽ phá hỏng tất cả mọi sự cố gắng.
PGS Đỗ Ngọc Thống
Một chương trình, nhiều bộ SGK: Bộ Giáo dục cần rõ ràng và thuyết phục hơn
PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng - nguyên là Điều phối viên chính, của Ban Phát triển Chương trình Giáo dục Phổ thông - Bộ GD-ĐT) bày tỏ như vậy về một số vấn đề được đặt ra.