Trường tiểu học ở Puma Jiangtang,ườithầydạyhọcởngôitrườngcaonhấtthếgiớtỷ lệ cá cược ngày mai Tây Tạng là lớp học nằm ở vị trí cao nhất trên thế giới. Nó nằm ở độ cao 5.373 mét so với mực nước biển – cao hơn cả những chiếc lều trại của những vận động viên đang cố leo lên đỉnh Everest. Nhiêt độ trung bình ở đây chưa đến 5 độ C. Điều kiện địa lý và thời tiết khắc nghiệt này dễ gây ra các chứng bệnh như thiếu oxy, mẩn đỏ, viêm khớp. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu như nơi đây không có trường học. Thế nhưng thầy giáo Qimei Ciren, 37 tuổi là người đã sinh sống và dạy học ở đây hơn 5 năm. Ciren từng tốt nghiệp đại học và làm việc như một nhà báo sau khi tốt nghiệp, nhưng anh vẫn mơ về việc trở thành một giáo viên. Ciren đã nộp đơn cho vị trí này và trở thành một giáo viên. Sinh ra trong một gia đình nghèo, anh từng nhiều lần bỏ học. Nhưng có một thầy giáo tiêu học đã liên tục khích lệ để anh tiếp tục con đường học tập. “Người thầy ấy đã truyền cảm hứng cho ước mơ trở thành một giáo viên của tôi”. Ở nơi này, có tới 10 tháng mùa đông và chỉ có 2 tháng mùa hè – thời điểm mà có khi vẫn có tuyết rơi. “Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là thiếu giáo viên. Tất cả học sinh đều sống tại trường. Khối lượng bài giảng nặng, trong khi kết quả học tập thì không rõ ràng. Môi trường thiếu oxy khiến chúng tôi dễ bị phân tâm. Một số giáo viên không tốt nghiệp các ngành sư phạm và có ít cơ hội được đào tạo, mặc dù cơ quan giáo dục vẫn cho chúng tôi một chỉ tiêu đào tạo mỗi năm”. “Một số phụ huynh tới thăm con một lần mỗi học kỳ, bởi vì họ sống ở khu vực chăn thả trên cao. Giáo viên phải giặt quần áo, dọn dẹp ký túc xá và gấp quần áo cho học sinh” – thầy giáo Ciren chia sẻ. Ngôi trường đặc biệt của thầy trò Ciren có một nhà kính được tài trợ bởi chính quyền vào năm ngoái. Vào mùa hè, họ có tới 7-8 loại rau để ăn. Nhà kính này cũng giúp học sinh hiểu về kết quả của làm việc. Vào mùa đông, họ thu hoạch từ 3-4 loại. Ngoài ra, họ còn có một phòng đọc sách được tài trợ bởi một nhà hảo tâm. “Đây là nơi giúp học trò của chúng tôi mở rộng tầm nhìn”. Phòng đọc sách mở cửa 2 ngày mỗi tuần. Thầy trò Ciren cũng có các hoạt động ngoại khóa khác như học thư pháp, vẽ tranh và bóng đá để nuôi dưỡng sở thích và mở rộng tầm nhìn cho học sinh. “Đôi khi, cứ đến cuối tháng 12 khi tuyết rơi và có bão, tôi có nghĩ đến việc rời bỏ nơi đây. Tôi nhớ gia đình và muốn từ bỏ khi những cơn gió rít lên. Tôi có viết một số chia sẻ đăng trên WeChat như thế này vào năm 2012: “Gió ùa xuân chưa bao giờ thổi qua nơi đây. Học trò của tôi chưa bao giờ nhìn thấy hoa đào nở. Những mùa đông băng giá kéo dài và một mùa hè nóng nực đôi khi là thứ mà chúng tôi mong đợi. Bọn trẻ ở đây là niềm hi vọng của tôi”. “Tôi ở lại vì tôi nhìn thấy nhiều giáo viên bỏ đi và những giáo viên ở lại thì có quá nhiều việc phải làm. Nếu tôi ra đi, liệu ngôi trường có giữ lại được những giáo viên khác cũng yêu thương chúng giống như tôi không? Tôi ở lại vì tôi lo lắng về điều này”. Thầy Ciren cũng cho biết, do một số yếu tố bao gồm cả độ cao, các nhà chức trách xác nhận rằng ngôi trường sẽ được hợp nhất với một trường tiểu học ở quận Nagarze vào năm nay. “Do giới hạn bởi nguồn lực và môi trường, học tập ở đây sẽ là mối đe dọa cho sự phát triển thể chất và trí thông minh của học sinh, cũng như sức khỏe của giáo viên, vì thế chuyển xuống một độ cao thấp hơn là việc nên làm” – thầy Ciren nói.Thầy giáo Ciren và các học trò Vườn trồng rau tự cung tự cấp của trường