Vượt hàng ngàn km, 100 y bác sĩ giúp trái tim chàng trai 32 tuổi 'hồi sinh'_top ghi bàn ngoại hạng anh mới nhất

Đêm 22/8,ượthàngngànkmybácsĩgiúptráitimchàngtraituổihồtop ghi bàn ngoại hạng anh mới nhất Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) tiếp nhận anh N.Đ.T. (32 tuổi) nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Vào lúc 3h15 ngày 23/8, đội ngũ y bác sĩ đã tiến hành đánh giá lâm sàng, nghi ngờ bệnh nhân chết não. Sau ba lần kiểm tra kỹ lưỡng và chi tiết bởi các chuyên gia đầu ngành, kết quả cuối cùng đã khẳng định bệnh nhân không thể qua khỏi.

Trước sự ra đi bất ngờ của anh T., gia đình đã vượt qua nỗi đau mất mát quá lớn, đưa ra một quyết định dũng cảm và nhân văn, đó là hiến tạng của người thân để mang lại sự sống cho những người khác.

van chuyen tang 3 1517.jpg
Trái tim của người hiến được lấy và chuyển vào TPHCM ngay trong tối 24/8. Ảnh: BVCC

Sau khi có chỉ đạo của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, trái tim của người hiến được vận chuyển vào Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM để ghép cho một bệnh nhân có bệnh lý tim nặng. Gan, thận, giác mạc của anh sẽ được ghép cho các bệnh nhân khác tại Bệnh viện Việt Đức, Xanh Pôn và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Ngay trong ngày 24/8, công tác lấy tạng và vận chuyển trái tim đã được lên phương án kỹ lưỡng. 17h ngày 24/8, cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Hà Nội đã dùng xe chuyên dụng đưa chuyên gia y tế cùng mẫu bệnh phẩm "hỏa tốc" từ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn di chuyển lên sân bay Nội Bài để kiểm tra mức độ tương thích. Sau đó kíp dẫn đưa các chuyên gia y tế trở lại bệnh viện tiến hành các bước để lấy tạng.

20h10, giữa cơn mưa nặng hạt của thủ đô, các tổ công tác của Phòng CSGT Công an Hà Nội bắt đầu hành trình dẫn đường để chuyển trái tim từ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tới sân bay Nội Bài. Sau 30 phút, các chuyên gia y tế đưa trái tim được hiến tặng đến sân bay để chuyển vào TPHCM.

van chuyen tang 2.jpg
Lực lượng CSGT Công an TPHCM túc trực tại sân bay Tân Sơn Nhất để hộ tống trái tim người hiến về bệnh viện. Ảnh: BVCC

Cùng thời điểm đó tại sân bay Tân Sơn Nhất, lực lượng CSGT Công an TPHCM đã huy động hàng chục mô tô chuyên dụng cùng gần 50 cán bộ chiến sĩ từ 4 đội nghiệp vụ để hỗ trợ đoàn vận chuyển tạng. Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cũng cử đoàn gồm 2 xe cấp cứu, 2 xe hành chính lên sân bay đón đoàn.

Quãng đường từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM không quá dài nhưng khá phức tạp và đông đúc. Nhờ sự hỗ trợ của các chiến sĩ CSGT, trái tim quý báu của người hiến đã được đưa tới bệnh viện trong thời gian ngắn nhất.

Ngay khi trái tim của người hiến được chuyển đến, ê kíp y bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược, dưới sự hỗ trợ của ê kíp ghép tim Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã tiến hành ghép tim ngay cho bệnh nhân.

van chuyen tang 4.jpg
Cùng sự hỗ trợ của hơn 100 y bác sĩ, nhân viên y tế và lượng lượng CSGT của hai thành phố, trái tim người hiến đã được ghép thành công rạng sáng ngày 25/8. Ảnh: BVCC

Ca ghép diễn ra xuyên đêm, đến 3h sáng ngày 25/8 mới kết thúc. Đây cũng là ca ghép tim đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.

Sau khoảng 10 tiếng, trái tim của chàng trai tại Hà Nội đã đập lại trong cơ thể người bệnh được ghép tại TPHCM.

Trong hành trình vượt hàng ngàn km đó, gần 100 y bác sĩ, nhân viên y tế của 3 bệnh viện Xanh Pôn, Việt Đức, Đại học Y dược TPHCM cùng lực lượng CSGT của hai đầu đất nước đã cùng phối hợp nhịp nhàng, kịp thời đưa món quà vô giá hồi sinh một cuộc đời mới.

WHO công bố bệnh đậu mùa khỉ ‘khẩn cấp toàn cầu’, TPHCM ứng phó ra sao?

WHO công bố bệnh đậu mùa khỉ ‘khẩn cấp toàn cầu’, TPHCM ứng phó ra sao?

Từ đầu năm đến nay, TPHCM ghi nhận có 49 ca mắc đậu mùa khỉ, chưa xuất hiện biến chủng mới. Căn bệnh này vẫn chủ yếu lây nhiễm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.
Thể thao
上一篇:Cách người nổi tiếng xây dựng hình ảnh và tiếp thị bản thân
下一篇:Giáo viên tiểu học từng là VĐV Judo thi Hoa hậu Việt Nam 2020