Ngày 9/6,ệpđềxuấtnghiêncứukhaitháctínchỉcarbonởLâmĐồkeo nha cai.men một cán bộ của UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, tỉnh vừa giao Sở Nông nghiệp và Phát triển (Sở NN&PTNT) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, báo cáo về việc nhà đầu tư muốn nghiên cứu, khai thác tín chỉ carbon từ rừng trên địa bàn.
Sở NN&PTNT tỉnh được giao làm việc với các bên liên quan, trong đó có nhà đầu tư và các chủ rừng để xem xét, sau đó báo cáo đề xuất trình UBND tỉnh.
Trước đó, hai doanh nghiệp (đều trụ sở tại TP HCM) có tờ trình gửi UBND tỉnh Lâm Đồng và các sở ngành với mong muốn được khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án “Xác lập, khai thác tín chỉ carbon từ rừng tại tỉnh Lâm Đồng”.
Theo các doanh nghiệp này, hiện nay, nhiều đơn vị có nhu cầu rất cao về xác lập tín chỉ carbon và tìm được đối tác mua tín chỉ carbon với giá thành cạnh tranh. Vì thế, doanh nghiệp mong muốn hợp tác với các chủ rừng, hoặc các đơn vị quản lý không bị xâm hại rừng trong vòng 10 năm, đặc biệt là với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để xác lập và khai thác tín chỉ carbon.
Đối với rừng sản xuất, các đơn vị này sẽ đưa ra các khuyến nghị, đề xuất và hợp tác để các chủ rừng nâng cao thu nhập và có thể khai thác được tín chỉ carbon trong tương lai.
Tỉnh Lâm Đồng là một trong địa phương có diện tích rừng lớn. Thống kê cuối năm 2023, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh là 537,727ha với cơ cấu 3 loại rừng gồm: rừng đặc dụng 84,224ha, rừng phòng hộ 147,238ha, rừng sản xuất là 306,265ha.
Giá 40-60 USD/tấn carbon, đề xuất phát triển thị trường tín chỉ carbon bắt buộcGiá carbon trên thị trường tự nguyện hiện rất thấp, chỉ còn 10 USD/tín chỉ carbon, trong khi trên thị trường bắt buộc có thể lên tới 40-60 USD/tín chỉ. Nếu chúng ta không khẩn trương lập thị trường bắt buộc thì có thể sẽ rất thiệt thòi.(责任编辑:Cúp C2)