-Bữa tiệc tất niên cuối năm đã trở thành thói quen và nét đặc trưng riêng của những ngõ phố nhỏ. Càng gần đến Tết,ữatiệctấtniênấmtìnhlàngxókeo nha cai de không chỉ lo cho mâm cỗ của riêng nhà mình, mỗi gia đình đều háo hức chuẩn bị cho bữa cơm tất niên chung của cả xóm. Ăn uống không phải điều quan trọng, chính những câu chuyện vui vẻ trong bữa cơm đã làm nên không khí ấm áp của bữa tiệc tất niên.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Ngày Tết người Việt kiêng kỵ điều gì?
“Tấm bánh nghĩa tình” ấm tình thương Tết 2017
Hồ Đầm Hồng gương mặt mới của Thủ đô
Thôi thì quanh năm tất bật làm ăn bươn chải với cuộc sống, những người trong ngõ phố, trong tổ dân phố ít khi gặp mặt nên cuối năm có một ngày gặp cũng là điều nên làm. Và chỉ trong những ngày như vậy bọn trẻ cùng ngõ phố, những nam thanh nữ tú mới có dịp hàn huyên.
Những phố cổ trước kia là người cùng một phường buôn bán, cùng họ hàng làm một nghề đương nhiên có sự gắn kết. Từ ngày làng nghề mai một, dân tứ xứ chen chân, tính "cộng đồng" tưởng chừng đã dần phai nhạt.
Ấy vậy mà, khi những khu phố mới, những căn chung cư cao tầng mọc lên san sát giữa lòng thủ đô, những người tưởng như không cùng "làng nghề", không cùng cơ quan lại vẫn nhen nhóm lên "ngọn lửa" tình làng nghĩa xóm vô cùng ấm áp.
Mọi người tấp nập cùng nhau chuẩn bị mâm cơm tất niên ấm tình làng xóm (Ảnh: Đ.T) |
Tôi nói chuyện ấy, vì bởi ngay trong ngõ phố nhỏ nơi tôi đang sống, nơi tụ họp của những con người xa xứ khác quê hương, không cùng giọng nói cũng đang có những ngày ấm áp giữa tiết mùa xuân.
Quanh năm mỗi người mỗi việc, bận bịu tối ngày, có khi cùng ngõ mà không biết mặt nhau. Trong câu chuyện vui khi đến chúc nhau ngày tết, mấy người đàn ông cùng ngõ mới đưa ra sáng kiến tổ chức một ngày gặp. Năm đầu tiên chỉ có hơn chục nhà hưởng ứng, mâm cơm nhẹ nhàng mà đầm ấm chẳng khác nào bữa cơm gia đình. Dần dà, hơi ấm ấy lan tỏa, nhiều gia đình khác cũng vui vẻ tỏ nguyện vọng được cùng nâng ly rượu chúc mừng nhau vào dịp cuối năm.
Thế là thành bữa tiệc tất niên, là ngày tết của ngõ phố. Trẻ em, người lớn đều háo hức. Mỗi gia đình chia số người tham dự, đóng góp một khoản nhỏ gọi là. Cánh đàn ông khề khà mang khoe nhau chai rượu ngâm, hội phụ nữ túm năm tụm bảy bàn nhau tự làm những món tủ để chiêu đãi láng giềng. Ai xông xênh thì đóng góp hơn, với mong muốn duy nhất là mang tiếng cười cho khu phố.
Bữa tiệc tất niên vui vẻ khiến mọi người xích lại gần nhau (Ảnh: Đ.T) |
Không khí Tết len lỏi dần vào từng hộ gia đình qua bữa cơm cuối năm. Chợ gần nên mua bán sắm sanh cũng thuận tiện. Chị em cử người đi chợ mua bán còn tất cả tập trung vào chuẩn bị. Các đấng mày râu thì lo những việc phông màn, bàn ghế.
Ngày tết cùng lắm là người lớn đến chúc nhau dăm câu ba điều một vài phút rồi đi. Có chuyện các bà mẹ ở quê ra chơi thăm con, lúc đầu háo hức lắm nhưng được vài ba bữa chỉ quanh quẩn một mình trong nhà thì trở nên tù túng muốn về. Có người còn đùa vui ra Hà Nội mà tù túng như ở ngục tù.
Có lẽ vì lý do ấy mà ngày tết chung của mỗi ngõ phố thật đáng trân trọng. Người người, nhà nhà đều vui vẻ. Song người vất vả nhất mà cũng vui nhất mà không ai quên cảm ơn là những người tận tâm phụ trách tổ dân phố do chính người dân bầu ra. Ngày tết nào, họ cũng tự nguyện đóng góp quỹ phần hơn, kêu gọi mọi người cùng quan tâm đến nhau, thể hiện tình làng nghĩa xóm.
Bây giờ thì bữa cơm tất niên chung trở thành một nét đẹp ngày tết của một ngõ phố. Gần đến tết mọi người mọi nhà đều hào hứng, đều xúm tay vào làm. Ăn uống bây giờ cũng không phải là điều quan trọng. Họ đến để gặp gỡ chuyện trò. Lớp trẻ trong ngõ phố cũng vậy, quanh năm học hành công việc ít được ngồi cùng nhau. Các em đến để gặp gỡ, tâm tình những câu chuyện buồn vui của lứa tuổi. Tiếng dô-dô của cánh trẻ và tiếng va chạm của những lon bia, lon nước ngọt như sự reo vui của ngày Tết đến Xuân về.
Nguyễn Kim Yến
顶: 96踩: 21
评论专区