Nằm trên giường bệnh,ịchngườiphụnữsinhconnămnhưngkhôngđượcgầkq perth glory chị Đinh Thị Kim Ngân (25 tuổi) chực trào nước mắt. Chỉ còn vài ngày nữa là đến sinh nhật tròn 3 tuổi của con trai, vậy mà chị lại phải nằm việc cấp cứu. Nhớ lại những lần sinh nhật trước cũng phải xa con, chị không kìm được tiếng nấc nghẹn.
Chị Kim Ngân bị biến chứng tiền sản giật sau sinh dẫn đến suy thận |
Tháng 7/2018, con trai đầu lòng của vợ chồng chị Ngân cất tiếng khóc chào đời. Đứa bé đỏ hỏn, kháu khỉnh là niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình nhỏ. Thế nhưng, mới được bên con 4 ngày thì cơ thể chị Ngân sưng phù, mệt mỏi, khó thở. Đi khám, bác sĩ nói chị bị suy thận cấp do biến chứng của tiền sản giật sau sinh, cần chuyển gấp xuống Bệnh viện C.R. để điều trị.
Những ngày đầu nằm viện, chị nhớ con da diết, thường lặng lẽ khóc cả đêm, thương đứa nhỏ mới chào đời đã phải xa hơi ấm vòng tay mẹ.“Càng nhớ con, sữa càng về nhiều, ướt đẫm cả áo. Thương con ở nhà không được bú sữa mẹ mà tôi ở viện lại phải vắt bỏ đi”, chị nghẹn lòng.
Đợt ấy, chị Ngân nằm viện suốt 4 tháng ròng, trải qua nhiều lần lọc máu, truyền máu, khi sức khỏe tạm ổn thì được chuyển sang Bệnh viện Quận Thủ Đức (nay là Bệnh viện TP. Thủ Đức) để tiếp tục chạy thận. Về sau, bệnh chuyển sang suy thận mãn giai đoạn cuối, chị phải chạy thận định kỳ 1 tuần 3 lần.
Người mẹ tội nghiệp không được gần gũi, chăm sóc con suốt 3 năm ròng |
Bấy lâu nay, vợ chồng chị sống trong căn phòng trọ tại TP. Dĩ An (Bình Dương). Chồng chị bận bịu đi làm, con nhỏ đã được bà nội đưa về Cần Thơ để chăm sóc. Trong căn phòng trọ trống hoác, chị buồn bã nhận ra, mình chẳng khác gì người tàn phế.
“Không thể chăm sóc con, ngay cả chuyện cơm nước, giặt giũ thường ngày cũng chẳng thể đỡ đần cho chồng”, chị Ngân xót xa.
Mong ước được nhìn thấy con trai lớn khôn thêm chút nữa là nguồn động lực duy nhất giúp chị chống chọi với bệnh tật suốt 3 năm nay. Thế nhưng, đồng lương công nhân ít ỏi của chồng chị chẳng thể cáng đáng hết các chi phí trong gia đình, chị đành giảm tần suất chạy thận từ 3 lần xuống còn 2 lần, rồi 1 lần/tuần, dù biết điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Xin bác sĩ cho về vì hết tiền
23 giờ ngày 10/7, chị Ngân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng khó thở, mệt mỏi. Thế nhưng, ngay khi vừa hồi tỉnh, chị liền xin bác sĩ cho về, bởi không còn tiền để điều trị tiếp. Đợt này nhập viện, vét sạch cả nhà mới gom đủ 2 triệu đồng cho chị đóng viện phí. Vốn dĩ tiền đó dự định gửi về cho con trai.
Đã 3 năm nay, tiền chạy thận và truyền máu hằng tháng của chị lên tới 10 triệu đồng. Trong khi lương công nhân của chồng chị tối đa cũng chỉ được 7,5 triệu đồng. Vừa chi phí chữa bệnh, tiền sữa gửi về cho con, tiền ở trọ, ăn uống,.. tháng nào anh chị cũng phải vay thêm.
“Đầu tiên anh ấy vay ít thôi, nhưng về sau cứ phải mượn chỗ nọ đập vào chỗ kia. Bây giờ nợ nhiều đến nỗi không tính xuể”, chị thều thào. Cũng bởi vậy, dù biết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chị vẫn quyết định bỏ cữ chạy thận, cho chồng vơi bớt gánh nặng.
Nhiều lần chị Ngân xin về, nhưng các bác sĩ, điều dưỡng khuyên nhủ chị cố gắng, bởi sức khỏe chị hiện đang quá yếu. |
Nhà quá khó khăn, học hết lớp 9, chị Ngân nghỉ học, vào Bình Dương xin làm công nhân nhà máy gỗ. Ở đây, chị gặp được người yêu thương mình, rồi kết hôn và sinh con. Những tưởng gia đình nhỏ hạnh phúc sẽ lấp đầy khoảng trống trong những năm ấu thơ của mình, chẳng ngờ, hạnh phúc đối với chị quá xa vời.
“Năm ngoái, mẹ tôi mất vì ung thư, tôi còn chẳng thể về để tang vì sức khỏe yếu. Còn cha chồng cũng đã mất nhiều năm trước vì căn bệnh quái ác ấy. Tài sản, đất đai đều bán hết cả. Dù thương con còn bé bỏng, nhưng thật hết cách rồi, tôi mới đành buông xuôi như vậy”. Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt chị. Ở lứa tuổi 25 son sắc, người mẹ trẻ đã phờ phạc, già nua vì bệnh tật và nỗi buồn khắc sâu trong tâm hồn.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: