Dù đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục xin cấp phép bay nhưng cách làm căn cơ này cho thấy tầm nhìn dài hạn và bền vững của Vinpearl Air trong thị trường hàng không đang có sự cạnh tranh vô cùng gay gắt.
Bà Nguyễn Thanh Hương- Chủ tịch Vinpearl Air đã có những chia sẻ về môi trường đào tạo ưu việt và tương lai đầy hứa hẹn của lứa học viên đầu tiên sẽ gia nhập VinAviation School vào tháng 9 tới.
Bà Nguyễn Thanh Hương- Chủ tịch Vinpearl Air |
- Xin bà cho biết vì sao Vinpearl Air lại khởi đầu một hãng hàng không bằng việc đào tạo phi công,ểnsinhphicônglờigiảicơnkhátnhânlựchàngkhômu vs barca c2 thợ máy chứ không phải xúc tiến thành lập hãng hàng không?
Hoạt động của một hãng hàng không không chỉ cần phương án kinh doanh hiệu quả. Yếu tố quan trọng nhất đối với ngành hàng không là đảm bảo an toàn hoạt động. Trong đó, con người mà cụ thể là đội ngũ nhân lực kỹ thuật cao là nhân tố quyết định trực tiếp, đảm bảo an toàn cho các hãng hàng không.
Chính vì vậy, dù đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục thành lập hãng hàng không nhưng Vinpearl Air đãthành lập Trường đào tạo cơ bản phi công, thợ máy (VinAviation School) kết hợp với Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre). Ngoài ra, nhóm ngành quản trị hàng không, kinh tế vận tải hàng không và kỹ sư máy bay trình độ đại học sẽ do đại học VinUni đảm nhiệm.
Đây là cách làm tổng thể và căn cơ không chỉ cho Vinpearl Air mà còn cho cả ngành hàng không Việt Nam vốn đang rất “khát” nhân lực kỹ thuật cao.
- Theo bà, quy mô đào tạo của Vinpearl Air liệu có giải được “cơn khát” này?
Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam là một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập niên trở lại đây, tăng trưởng doanh thu trung bình 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức 7,9% của toàn châu Á.
Vị trí thợ máy hiện tại cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận hành đội bay trong nước với 2.522 thợ máy đều là người Việt. Tuy nhiên, trong 2.361 phi công mới chỉ có 1.285 phi công Việt Nam, chiếm 54,4%. Với nhu cầu mở rộng đội bay và đường bay của các hãng hàng không trong nước, dự báo tới năm 2025, chúng ta cần thêm 1.225 phi công và 1.728 thợ máy, tức là mỗi năm cần thêm 400-600 nhân lực kỹ thuật cao.
Sự thiếu hụt này là cơ sở để Vinpearl Air xác định chỉ tiêu đào tạo, bởi chúng tôi muốn có một giải pháp toàn diện về nhân lực chất lượng cao, để ngành hàng không Việt Nam duy trì được sự tăng trưởng bền vững và chất lượng dịch vụtrong những năm tới.
- Vậy phi công của Vinpearl Air sẽ được đánh giá qua tiêu chuẩn như thế nào, thưa bà?
Sau khi tốt nghiệp, các học viên sẽ được cấp chứng chỉ phi công tiêu chuẩn quốc tế FAA, CASA, CAAV. Chúng tôi đã liên kết với các Học viện đào tạo hàng đầu thế giới tại Mỹ hoặc Úc để đưa học viên sang theo học là 12 tháng để chắc chắn nguồn nhân lực phi công do Vinpearl Air đào tạo phải đảm bảo chất lượng hàng đầu.
Tiếp đó, là quá trình 14 tháng đào tạo tại Việt Nam để lấy chứng chỉ ATPL, MCC và JF cũng như hoàn thành các khóa huấn luyện chuyển loại và bay tích lũy kinh nghiệm để học viên chính thức trở thành phi công của hãng hàng không. Những học viên này sau đó sẽ được đảm bảo việc làm ngay với thu nhập hấp dẫn sau khi ra trường, tương đương với phi công nước ngoài.
- Tập đoàn Vingroup và Vinpearl Air có sự hỗ trợ như thế nào đối với học viên tham gia đào tạo?
Đây là chương trình phi lợi nhuận, với tổng chi phí huấn luyện đào tạo thấp hơn thị trường khoảng 25%, trong đó để giải quyết bài toán tài chính hỗ trợ các học viên, tất cả các học viên sẽ được ngân hàng cho vay tới 75% học phí, ân hạn trả gốc đến 26 tháng và trả dần khi bắt đầu đi làm.
Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup sẽ đứng ra bảo lãnh cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn vay ngân hàng, được hỗ trợ 100% lãi vay; những trường hợp đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ kinh phí lên đến 50.000 USD/học viên, trong đó một phần sẽ được trích để trả lãi ngân hàng, một phần được trừ vào học phí phải đóng.
Đặc biệt, khi Trường đào tạo của Vinpearl Air chính thức đi vào hoạt động trong thời gian tới, toàn bộ quá trình đào tạo sẽ diễn ra tại Việt Nam với chất lượng tương đương các Học viện hàng không hàng đầu thế giới, các chứng chỉ được cấp cũng có giá trị quốc tế. Điều này sẽ giúp nhiều người có khả năng tham gia đào tạo để trở thành phi công với chi phí hợp lý.
Hỗ trợ hấp dẫn như vậy, chắc hẳn Vinpearl Air sẽ có những cam kết chặt chẽ với các học viên sau tốt nghiệp, thưa bà?
Đầu tiên phải khẳng định lại, chương trình đào tạo của Vinpearl Air được xây dựng theo tiêu chí phi lợi nhuận và vì cộng đồng. Do đó, học viêncó thể tự do lựa chọn nơi làm việc tại các hãng hàng không trong nước và quốc tế, hoàn toàn không bắt buộc phải làm việc tiếp cho chúng tôi.
- Tại sao Vinpearl Air lại không ràng buộc phi công trong khi thị trường đang giành giật từng nhân sự?
Vì tầm nhìn của chúng tôi hướng tới sự phát triển dài hạn, bền vững và có yếu tố đóng góp cho xã hội, không chỉ góp phần giảm thiểu tình trạng khan hiếm phi công trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu phi công Việt ra thị trường quốc tế. Bởi thế, ngay từ khi xây dựng chương trình, Vinpearl Air đã định hướngrất rõ nét yêu cầu đào tạo phi công có trình độ thế giới, các chứng chỉ được cấp được quốc tế công nhận để tự do hành nghề ở trong hay ngoài nước
- Xin cảm ơn bà!
Để biết thêm chi tiết về các tiêu chuẩn tuyển sinh, học viên có thể tham khảo tại đường link: http://bit.ly/vinaviation Thí sinh tham gia tuyển sinh có thể nộp hồ sơ Dự tuyển online qua email [email protected] (từ 16/8 - 2/9) hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air tại Hà Nội (từ 26/8 - 2/9) và TP.HCM (từ 9/9 đến 14/9). Thông tin chi tiết liên hệ hotline 0353 593 366/ 0353 793 366 |
Minh Tuấn