Nights: Journey of Dream – Ảo mộng phiêu lưu ký
Sega Saturn! Cái tên luôn gợi nhớ hệ máy console “tài hoa,–Ảomộngphiêulưukýkết quả shanghai shenhua bạc mệnh” của hãng Sega. Là một trong những máy tân tiến nhất của thế hệ console đời thứ 5, Sega Saturn sử dụng đến 2 CPU cùng lúc. Tuy nhiên, những khó khăn trong lập trình cho 2 CPU song song đã quá thách thức các hãng phát triển thứ 3 khiến họ quay lưng.
Do đó, trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ 1994-2000, Saturn đã không thể nào cạnh tranh với những hệ máy cùng thời như PlayStation 1 và Nintendo 64. Ký ức của mọi người về hệ máy này chỉ là những ấn tượng về một số game đỉnh cao do chính Sega phát triển; chỉ có họ mới phát huy được tối đa sức mạnh của Saturn. Một trong số đó chính là “Nights into Dreams...”, xuất hiện năm 1996, thuộc thể loại platform với khả năng cạnh tranh sòng phẳng với game platform kinh điển cùng thời là Super Mario 64 và luôn xuất hiện trong danh sách game tiêu biểu nhất mọi thời đại. Mặc dù thành công là thế nhưng cái tên Nights bị Sega lãng quên... Mãi đến hơn 10 năm sau, vào giáng sinh 2007, Sega mới lại cho ra đời phiên bản nối tiếp mang tên Nights: Journey of Dream (JoD) trên hệ máy Wii.
Tương tự phiên bản trước, câu chuyện trong JoD diễn ra ở thế giới trong mơ mang tên Nightopia, đang bị các sinh vật bóng đêm Nightmaren đe doạ. Người chơi sẽ vào vai một trong hai nhân vật chính William Taylor hoặc Helen Cartwright trong cuộc phiêu lưu vào thế giới mộng mơ này. Định mệnh đã sắp đặt để họ gặp Nights, một công dân của thế giới Nightopia và giúp đỡ Nights chống lại những thế lực độc ác nơi đây.
Trong nét cũ mà vẫn mới
Xét trên tổng thể, cách chơi của JoD không có nhiều thay đổi so với phiên bản trước đó khi các yếu tố chủ yếu đều được giữ lại. Người chơi sẽ điều khiển nhân vật Nights bay lượn trên không trung, thu thập các nhẫn vàng và các quả cầu qua các màn chơi. Tuy nhiên, Nights không thể hoàn toàn bay lượn tự do mà bay theo những cung đường đã được thiết kế sẵn. Ngoài ra, ở một số đoạn, bạn còn có thể điều khiển William hoặc Helen với phong cách nghiêng về platform truyền thống hơn khi chỉ “chạy nhảy” đơn thuần. Trong quá trình chơi, bạn còn có thể thu thập các mask giúp Nights biến hình thành rồng, cá heo hoặc tên lửa để có thêm những kỹ năng mới như bơi lội hoặc tăng tốc độ. Mỗi màn chơi lại được chia thành nhiều đoạn nhỏ và bạn bị giới hạn thời gian để hoàn thành đoạn đó. Có lẽ việc “bảo thủ” giữ nguyên cách chơi của hơn một thập niên mà không cải tiến gì không phải là một quyết định sáng suốt của Sega. Người chơi thì vẫn bay lượn đấy, nhưng cảm giác phấn khích thì khó mà có được.
Cuối mỗi màn chơi, bạn lại được đối diện với một con trùm khá “khó nhai”. Tuy mỗi con trùm đều có điểm yếu nhưng đáng tiếc là game hầu như không đưa ra một gợi ý nào nên bạn phải mò mẫm theo phương pháp “thử và thất bại” mà thôi. Khá bất tiện là nếu thất bại trong một trận đánh trùm, bạn buộc phải quay lại vòng chơi từ đầu, làm cho JoD vốn khá ngắn trên lý thuyết lại trở nên dài lê thê khi bạn phải chơi đi chơi lại cho đến khi hạ được trùm của vòng đó.
Một điểm thuận tiện là người chơi có thể lựa chọn thiết bị điều khiển đa dạng. Không bó buộc trong bộ điều khiển Wii Remote + Nunchuk, người chơi còn sử dụng được Wii Remote, tay bấm Classic Controler và nhất là do game không cần đến tính năng cảm ứng của Wii nên điều khiển bằng tay cầm của GameCube đôi khi còn dễ hơn cả Wii Remote.