Thậm chí nếu xem Harvard là một đất nước,ìsaoHarvardlàđạihọcphilợinhuậnnhưngvẫnróttiềnvàobấtđộngsảltd hom nay doanh thu của trường 4,4 tỷ USD năm 2014 còn lớn hơn GDP của nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê của tạp chí doanh tiếng Forbes, Harvard là trường đại học giàu có nhất nước Mỹ với giá trị tài sản thuần lên tới 43,2 tỷ USD đến thời điểm 30/06/2014. Tiếp theo là các trường danh tiếng khác như Stanford, Yale, Princeton, Massachusetts Institute of Technology,… Thậm chí, nếu xem Harvard là một đất nước, doanh thu của trường 4,4 tỷ USD năm 2014 còn lớn hơn GDP của nhiều nước trên thế giới. Vì thế, khi nói Harvard là trường đại học theo mô hình phi lợi nhuận không ít người hoài nghi. Thế nào là trường đại học phi lợi nhuận? Trên thế giới hiện nay ngoài hệ thống các trường công lập do chính phủ lập ra, còn có những trường đại học do tư nhân đầu tư. Những trường đại học tư này được chia thành 2 mô hình chính gồm: lợi nhuận (for-profit) và phi lợi nhuận (non-profit). Có thể hiểu các trường đại học theo mô hình lợi nhuận hoạt động giống như một công ty, kiếm tiền cho những nhà đầu tư, cổ đông trong khi những trường theo mô hình phi lợi nhuận mục tiêu hướng đến là chất lượng giáo dục của sinh viên, giúp họ hoàn thành việc học và thành công trong sự nghiệp. Chính vì mục tiêu hướng đến khác nhau nên các trường phi lợi nhuận hoạt động độc lập với cấu trúc sở hữu trong khi các trường lợi nhuận phải tuân theo và hướng tới kết quả kinh doanh cho cổ đông của họ, tạo ra lợi nhuận là một ưu tiên chắc chắn. Nói như vậy không có nghĩa đại học phi lợi nhuận không kinh doanh, kiếm tiền mà ngược lại khi có lợi nhuận sẽ dành tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, giáo dục, cơ sở vật chất thay vì ưu tiên phân phối cho cổ đông như mô hình lợi nhuận. Một điểm khác biệt giữa hai mô hình này là các trường phi lợi nhuận thường có xu hướng học phí thấp hơn các trường lợi nhuận, cũng như có hệ thống ngành học rộng hơn. Các trường như Harvard có các nguồn thu chính đến từ: Các khoản quyên góp, Học phí, tài trợ, quà hiện vật, cho thuê bằng sáng chế. Theo Bloomberg, những khoản này chiếm từ 60-70% ngân sách của Harvard. Phần còn lại đến từ chính nguồn lực của trường. Những trường như Harvard, Yale hay Stanford dùng những khoản thu này để giảm gánh nặng cho sinh viên hoặc cung cấp nguồn lực dành cho học bổng. Chính vì vậy khi các trường như Harvard không nhận được nhiều tài trợ, quyên góp, họ có thể cắt giảm chi tiêu cho học bổng. Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng tới sinh viên, giảng viên cũng như chất lượng giáo dục, nghiên cứu. Vì vậy những trường như Harvard ngoài mục tiêu giáo dục cũng có những chiến lược kinh doanh, đầu tư để đảm bảo ổn định cho tổng nguồn thu. Bên cạnh việc thu học phí của những sinh viên giàu có, Harvard còn có Harvard Business Publishing, cơ quan chủ quản của tạp chí kinh doanh Harvard Business Review. Tạp chí này kiếm tiền bằng cách tung ra hàng loạt những nghiên cứu chuyên sâu thú vị từ cách kiếm tiền của Lady Gaga hay chuyện kinh doanh của Manchester United. Harvard còn kiếm tiền từ cho thuê bản quyền nghiên cứu với các công ty. Ngoài ra, trường còn thực hiện nhiều khoản đầu tư sinh lời thông qua công ty Harvard Management Company vào các lĩnh vực như: Cổ phiếu, tài sản có thu nhập cố định, bất động sản. Năm 1994, từ con số khoảng 5 tỷ USD, tài sản đầu tư của Harvard tăng lên khoảng 35 tỷ USD năm 2014. Trung bình 1.000 USD đầu tư năm 1994 đã tăng gấp 10 lần giá trị sau 20 năm. Hiệu quả đầu tư của Harvard Management Company Ví dụ, một khoản đầu tư hiệu quả của Harvard có thể kể đến là giá trị đầu từ cổ phần tại General Investment Account đã tăng từ 1,5 tỷ USD vào ngày 30/6/2013 lên mức 2,1 tỷ USD chỉ sau 1 năm. Danh mục đầu tư của Harvard Management Company (Theo Trí Thức Trẻ)