- Những ngày trước và sau Tết,Đốitửutriềnmiênmamennhậpviệnhàngloạtvìngộđộcrượty le nha cai 5 các bệnh viện cả nước tiếp nhận hàng loạt bệnh nhân ngộ độc rượu, có trường hợp tử vong vì xuất huyết tiêu hóa, vỡ tĩnh mạch thực quản. Ngộ độc rượu Tết, gần 2.000 người nhập viện "Lót dạ" 2 lít rượu/ngày Bộ Y tế cho biết, trong dịp Tết vừa qua, mỗi ngày các cơ sở y tế tiếp nhận khoảng 200 bệnh nhân nhập viện gì ngộ độc rượu. Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, trước Tết trung bình mỗi ngày tiếp nhận từ 2-3 trường hợp hợp ngộ độc rượu, trong Tết có thêm 7 bệnh nhân. 6/7 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, chủ yếu quanh Hà Nội. Tại trung tâm, 10% bệnh nhân điều trị trong những ngày qua là do ngộ độc rượu. Một số trường hợp nặng khi chuyển đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai đã bị xuất huyết tiêu hóa, vỡ tĩnh mạch thực quản do uống quá nhiều rượu. Vào mùng 5 Tết, 1 trường hợp trong số này đã tử vong. Hiện tại, khoa cũng đang điều trị một bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa vì lý do này, bệnh nhân có tiền sử uống mỗi ngày nửa lít rượu, dịp tết uống nhiều hơn.
Trước đó vào ngày 6/2 (28 Tết), bệnh nhân D.V.T. (40 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) được vợ đưa đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng tay chân run lẩy bẩy, không thể đứng, ngồi, thậm chí giơ tay. Chị Hoa (vợ anh T.) cho biết, anh T. mắc viêm gan B gần 2 năm nay nhưng thỉnh thoảng vẫn uống rượu. Dịp sát Tết, do xích mích với vợ, 4 ngày liên tiếp anh T. chỉ uống rượu, mỗi ngày gần 2 lít, hầu như không ăn uống gì. Gia đình có động viên nhưng không tác dụng. Hay như trường hợp bệnh nhân L.V.T, 37 (Yên Thế, Bắc Giang). Anh T. có tiền sử nghiện rượu nhiều năm nay, sát Tết tự nhậu lai rai cả ngày một mình, đến sáng hôm nhau cả nhà phát hiện anh T. nằm mê man dưới đất vội đưa đi cấp cứu. Khi đến Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân hôn mê, phải đặt nội khí quản, não bị tổn thương nghiêm trọng. Sau 1 tuần điều trị, tình trạng bệnh nhân vẫn không khá lên, các bác sĩ tiên lượng bệnh nhân phải điều trị kéo dài và chưa thể đánh giá được mức độ phục hồi sau tổn thương não. BS Nguyễn Anh Tuấn, Trung tâm Chống độc cảnh báo, sau Tết, số ca ngộ độc rượu sẽ tăng cao do người dân đi làm trở lại, chúc tụng, nhậu nhẹt đầu xuân tưng bừng. "Nhiều trường hợp uống rượu xịn vẫn bị ngộ độc như thường. Trường hợp ngộ độc nặng ngoài hôn mê có thể bị trụy mạch, suy hô hấp, tử vong", BS Anh Tuấn cảnh báo. 'Tử thần' rượu Methanol Cũng trong dịp Tết, nhiều người vì ham rẻ nên thường mua phải rượu có lẫn cồn công nghiệp methanol. Đây là một chất cực độc, uống vào nếu không tử vong cũng gây ra viêm gan, nhiễm độc, suy thận cấp, viêm thị giác dẫn đến mù. Rất nhiều trường hợp ngộ độc Methanol đã phải xin về sau nhiều ngày nhập viện điều trị không thuyên giảm. Đơn cử như trường hợp bệnh nhân T. (38 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội). Gần Tết ông Công, ông Táo, hầu như ngày nào anh T. cũng uống rượu, có ngày uống cùng lúc nhiều loại rượu với bạn bè. Uống xong, anh T. nằm ngất tại trận nhưng người nhà nghĩ say rượu bình thường nên để ngủ. Đến sáng hôm sau, gia đình mới phát hiện anh T. nằm bất tỉnh, mất ý thức, vội vàng đưa đến bệnh viện. Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc do rượu chứa Methanol lên tới 245mg/dl - cao nhất từ trước tới nay. Do nhiễm độc quá nặng, bệnh nhân được chỉ định lọc máu, điều trị tích cực nhưng sau hơn 1 ngày cấp cứu không cải thiện, gia đình đã xin đưa bệnh nhân về lo hậu sự khi chỉ còn cách Tết vài ngày. Trước đó, Trung tâm Chống độc cũng cấp cứu cho bệnh nhân N.V.L. 71 tuổi sau khi uống hết chai rượu trắng chứa Methanol. Khi nhập viện, bệnh nhân bị hôn mê sâu, phải thở bằng máy, máu nhiễm độc nặng. Nồng độ Methanol đo được trong máu là 109mg/dl. Sau khi được lọc máu cấp cứu, bệnh nhân đã tỉnh táo nhưng bị tổn thương mắt.
Thúy Hạnh 6 ngày Tết, gần 3.400 người nhập viện vì đánh nhau |