发布时间:2025-01-10 18:21:40 来源:Betway 作者:Cúp C1
Giáo sư Yoshua Bengio,ốgiàAIquotcảnhbáonguycơconngườituyệtchủngnếusửdụngAIsaicáket qua truc tuyen 7m nhà sáng lập Viện nghiên cứu AI Mila (Canada), đã có bài phát biểu chia sẻ về tầm nhìn của mình tại hội thảo công nghệ cấp cao "Trí tuệ nhân tạo an toàn - Định hình đổi mới có trách nhiệm" vừa diễn ra tại Hà Nội.
Trong bài phát biểu của mình, giáo sư Bengio đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về trí tuệ nhân tạo (AI), về cả những tiềm năng đột phá và nguy cơ tiềm ẩn, đặc biệt là nguy cơ tuyệt chủng của nhân loại gây ra bởi AI.
Giáo sư Bengio khẳng định AI có khả năng mang lại những tiến bộ khoa học vượt bậc. Theo giáo sư Bengio, AI - với khả năng xử lý dữ liệu và học hỏi phi thường - có thể hiểu thế giới tốt hơn con người, từ đó đưa ra những giả thuyết khoa học mới, thúc đẩy nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực then chốt như y học, sinh học, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, ẩn sau tiềm năng to lớn đó là những nguy cơ tiềm ẩn. Giáo sư Bengio so sánh mối lo ngại của mình với Alan Turing, nhà khoa học người Anh, tiên phong trong khoa học máy tính. Alan Turing đã sớm nhận ra nguy cơ con người đánh mất quyền kiểm soát đối với những cỗ máy thông minh hơn chính mình.
"Alan Turing là một trong những người sáng lập ngành khoa học máy tính. Ông là một thiên tài và đã suy nghĩ trước thời đại vào những năm 1940-50. Ông lo ngại rằng một ngày nào đó, chúng ta sẽ tạo ra những cỗ máy thông minh hơn chúng ta và có thể chúng ta sẽ không tìm được cách kiểm soát những hệ thống này. Thật không may, chúng ta đang dần biến những lo ngại này thành sự thật", giáo sư Bengio chia sẻ.
Theo giáo sư Bengio, một trong những nguy cơ đáng sợ nhất là sự mất kiểm soát đối với AI khi nó tiến hóa vượt xa trí tuệ con người, trong đó khả năng tự học hỏi và phát triển của AI sẽ khiến con người khó lường trước và không thể kiểm soát hành vi của chúng.
"Chúng ta đang xây dựng những cỗ máy ngày càng gần gũi hơn với khả năng của con người trong nhiều lĩnh vực. Nhưng chúng ta vẫn chưa biết làm thế nào để kiểm soát chúng khi chúng trở nên thông minh hơn chúng ta. Đó là một vấn đề lớn.
Vậy tại sao chúng ta vẫn tiếp tục? Có một số ước tính cho rằng khi chúng ta đạt đến mức độ như con người, tổng giá trị hiện tại ròng của nó sẽ vào khoảng 10 triệu tỷ đô la. Vậy nếu một công ty kiểm soát thị trường này, thì giá trị của công ty sẽ lên đến mức đó. Đó là một số tiền rất lớn", giáo sư Bengio chia sẻ thêm.
Giáo sư Bengio đặc biệt lo ngại về khả năng tự bảo tồn mà AI có thể phát triển. Giống như mọi sinh vật sống, AI có thể tự trang bị cho mình bản năng sinh tồn. Giáo sư Bengio cho biết khi AI đủ thông minh và quyết tâm theo đuổi mục tiêu này, nó có thể chống lại con người, thậm chí là gây tổn hại cho con người để đảm bảo sự tồn tại của chính nó. Kịch bản AI tự sao chép, lan sang các máy tính khác hoặc thực hiện các hành động để vô hiệu hóa sự can thiệp của con người hoàn toàn có thể xảy ra.
Không chỉ vậy, AI còn có thể trở thành công cụ trong tay những kẻ có ý đồ xấu. Việc tập trung quyền lực AI vào tay một cá nhân hoặc tổ chức có thể dẫn đến những hậu quả thảm khốc. Khi đó, AI có thể bị lợi dụng để phát triển vũ khí sinh học, tiến hành tấn công mạng quy mô lớn, thao túng chính trị, kiểm soát thông tin và gây bất ổn xã hội.
Giáo sư Bengio chỉ ra hai con đường chính có thể dẫn đến thảm họa: Thứ nhất, những cá nhân liều lĩnh hoặc thiếu hiểu biết có thể giao cho AI những mục tiêu nguy hiểm, chẳng hạn như phát triển vũ khí sinh học hoặc tiến hành tấn công mạng quy mô lớn. Thứ hai, trong quá trình huấn luyện, AI có thể vô tình phát triển mục tiêu tự bảo tồn, khiến chúng chống lại con người khi cảm thấy bị đe dọa.
"Hãy để tôi giải thích tại sao chúng ta có thể có những cỗ máy có thể gây hại cho con người. Một số người có thể giao mục tiêu cho cỗ máy thiết kế vũ khí, như vũ khí sinh học, hoặc một cuộc tấn công mạng có thể phá hủy cơ sở hạ tầng", giáo sư Bengio phát biểu.
Thậm chí, giáo sư Bengio cũng không loại trừ khả năng AI dẫn đến sự diệt vong của loài người. Ông dẫn chứng một nghiên cứu đáng chú ý, trong đó 40-50% trong số 3.000 nhà nghiên cứu AI được khảo sát tin rằng có ít nhất 10% khả năng AI sẽ dẫn đến kết cục thảm khốc này.
"Có một nghiên cứu gần đây với 3.000 nhà nghiên cứu và họ đã đặt rất nhiều câu hỏi, nhưng khoảng 40-50% tin rằng ít nhất 10% khả năng sẽ dẫn đến kết quả thảm khốc như sự tuyệt chủng của loài người. Một khi chúng ta xây dựng những cỗ máy thông minh hơn con người mà chúng ta không thể kiểm soát, chúng ta nên lường trước được những viễn cảnh này", giáo sư Bengio đưa ra lời cảnh báo.
Trước những nguy cơ tiềm tàng, giáo sư Bengio kêu gọi cộng đồng khoa học và xã hội cần hành động một cách có trách nhiệm và thận trọng trong việc phát triển AI. Ông đề xuất một số giải pháp, bao gồm áp dụng nguyên tắc đề phòng, tức là tạm dừng và xem xét kỹ lưỡng trước khi áp dụng những đổi mới AI có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Thay vì tạo ra AI giống con người, giáo sư Bengio cho rằng chúng ta nên tập trung vào việc phát triển AI thành "những nhà khoa học giỏi", có khả năng hiểu thế giới tốt hơn con người và đề xuất các giải pháp đột phá. Ông hình dung AI như những công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp các nhà khoa học phân tích dữ liệu phức tạp, tìm kiếm các mô hình ẩn và mở ra những hướng nghiên cứu mới.
Theo giáo sư Bengio, quan trọng nhất đó là chúng ta cần phải kiểm soát chặt chẽ mục tiêu của AI, đảm bảo rằng chúng phù hợp với lợi ích của nhân loại và ngăn chặn việc AI bị lợi dụng cho mục đích xấu.
Cảnh báo của Giáo sư Bengio là một lời nhắc nhở kịp thời về cả tiềm năng và nguy cơ của AI. Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên mới, nơi AI có thể mang lại những lợi ích chưa từng có, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ chưa từng thấy.
Giáo sư Bengio khẳng định để đảm bảo AI là công cụ phục vụ con người, chứ không phải là mối đe dọa cho sự tồn vong của chúng ta, cần có sự chung tay của toàn thể cộng đồng trong việc phát triển và kiểm soát AI một cách có trách nhiệm.
Yoshua Bengio là một trong những nhà khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Biệt danh "bố già AI" được giới công nghệ đặt cho Bengio như một cách để tôn vinh những đóng góp của ông cho sự phát triển AI.
Yoshua Bengio sinh năm 1964 tại Paris, Pháp và lớn lên ở Montreal, Canada. Ông nhận bằng cử nhân, sau đó là thạc sĩ và tiến sĩ về Khoa học máy tính tại Đại học McGill, Canada. Sau khi tốt nghiệp, ông theo đuổi nghiên cứu sau tiến sĩ tại MIT trước khi trở thành giáo sư tại Đại học Montreal vào năm 1993.
Những đóng góp quan trọng nhất của Bengio tập trung vào lĩnh vực học sâu (deep learning). Ông được coi là một trong ba "người cha đỡ đầu của AI" cùng với Geoffrey Hinton và Yann LeCun. Những nghiên cứu của ông đã đặt nền móng cho nhiều tiến bộ quan trọng trong phát triển trí tuệ nhân tạo hiện đại.
Giáo sư Yoshua Bengio hiện là Giám đốc của Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo Mila ở Montreal, một trong những trung tâm nghiên cứu AI hàng đầu thế giới. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có Giải thưởng Turing năm 2018 (được coi là "Nobel của ngành Khoa học Máy tính") nhờ những đóng góp nền tảng trong lĩnh vực AI.
Ngoài nghiên cứu kỹ thuật, Bengio còn tích cực phát ngôn về tầm quan trọng của việc phát triển AI có trách nhiệm và đạo đức. Ông thường xuyên kêu gọi cộng đồng khoa học và công nghiệp tập trung vào việc phát triển AI vì lợi ích của toàn nhân loại.
相关文章
随便看看