Long An sẽ triển khai mô hình chuyển đổi số điểm tại Sở TT&TT và 3 phường, xã_soi keo truc tuyen

时间:2025-01-26 02:29:52 来源:Betway

Đưa Long An vào nhóm tỉnh,ẽtriểnkhaimôhìnhchuyểnđổisốđiểmtạiSởTTTTvàphườngxãsoi keo truc tuyen thành chuyển đổi số tốt

Chương trình chuyển đổi số tỉnh Long An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh này phê duyệt ngày 4/11.

Chương trình hướng tới mục tiêu chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, đưa Long An vào nhóm các địa phương chuyển đổi số tốt, trở thành tỉnh có chỉ số cao về phát triển Chính phủ số, kinh tế số của cả nước.

Hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ phát triển bền vững trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, phong trào đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động.

Đồng thời, tạo môi trường khởi nghiệp sáng tạo, chủ động tiếp cận và tận dụng các cơ hội của cách mạng 4.0, phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ; khuyến khích, hỗ trợ để hình thành các doanh nghiệp số có khả năng cạnh tranh trong khu vực.

{keywords}
Chương trình chuyển đổi số tỉnh Long An xác định tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh sẽ hoàn thiện mô hình Chính phủ số, xã hội số (Ảnh: dangcongsan.vn)

Các mục tiêu cơ bản cho giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030 của 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số cũng đã được UBND tỉnh Long An đề ra trong Chương trình chuyển đổi số của tỉnh.

Theo đó, về phát triển Chính quyền số, Long An đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4; 80% dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 80% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện tử.

Cũng đến 2025, 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã trên địa bàn Long An sẽ được xử lý trên mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện xây dựng và triển khai hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành…

Với trụ cột kinh tế số, mục tiêu đến năm 2025 của Long An là kinh tế số đóng góp 20% GRDP toàn tỉnh, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7% và tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

Song song với đó, 90% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh và 70% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp cận và tham gia các hoạt động giao dịch điện tử trên mạng vào năm 2025.

Về phát triển xã hội số, mục tiêu đến năm 2025 hạ tầng băng rộng cáp quang sẽ phủ trên 90% hộ gia đình, 100% cấp xã. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; cơ bản các hộ gia đình trên toàn tỉnh được phổ cập Internet; 100% người dân trưởng thành đảm bảo điều kiện được phổ cập điện thoại thông minh.

Đồng thời, đến năm 2025, một nửa người dùng smartphone tại Long An được tiếp cận với các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh. Tỷ lệ người dân Long An có tài khoản tham gia vào hoạt động thanh toán điện tử là 50% vào năm 2025.

8 lĩnh vực được Long An ưu tiên chuyển đổi số

Cũng tại Chương trình chuyển đổi số tỉnh Long An, UBND tỉnh đã vạch ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ được tập trung triển khai trong thời gian tới, bao gồm: phát triển nền tảng cho chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số, phát triển kinh tế số và phát triển xã hội số.

Trên quan điểm xác định nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số, Long An đã đề ra hàng loạt giải pháp để chuyển đổi nhận thức, góp phần thiết lập nền tảng cho chuyển đổi số.

Cụ thể, trong Chương trình, UBND tỉnh Long An nêu rõ, chuyển đổi số phải bắt đầu từ nhận thức vai trò người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách.

Quan điểm chuyển đổi số thực hiện trên phương châm “4 không 1 có”: làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung nhiều, dịch vụ công không gặp mặt, thanh toán không dùng tiền mặt và luôn có câu hỏi thông tin, dữ liệu được tiếp cận đã được số hóa chưa?

Cùng với đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải cam kết đổi mới, cho phép thử nghiệm cái mới, ứng dụng công nghệ mới vì mục tiêu phát triển bền vững, liên kết các thành phần khác nhau theo mô hình kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách.

Cũng để chuyển đổi nhận thức về chuyển đổi số, thời gian tới, Long An sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm giới thiệu kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao nghiệp vụ quản lý nhà nước trên nền tảng chuyển đổi số cho các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến xã; tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức về các công nghệ số, các loại mô hình kinh tế số đổi mới sáng tạo…

Đặc biệt, UBND tỉnh Long An đã xác định 8 lĩnh vực sẽ ưu tiên chuyển đổi số, gồm có: y tế, giáo dục, giao thông vận tải, nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, văn hóa thể thao và du lịch, logistics, năng lượng.

Trong mỗi lĩnh vực ưu tiên, UBND tỉnh Long An đều nêu cụ thể các nhiệm vụ cần triển khai. Đơn cử như, các nhiệm vụ chính trong chuyển đổi số y tế là: phát triển hạ tầng CNTT ngành y tế, xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh, xây dựng hệ thống khám chữa bệnh thông minh của tỉnh… 

Chương trình chuyển đổi số tỉnh Long An xác định tầm nhìn đến năm 2030, Long An hoàn thiện mô hình Chính quyền số, xã hội số; đô thị thông minh trở thành mô hình phổ biến trong điều hành, vận hành hệ thống quản lý nhà nước và xã hội. Cùng với đó, kinh tế số trở thành phương thức cốt lõi để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; ICT là đột phá; công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.
推荐内容