Biểu tượng của lòng dũng cảm_tỷ số 7m
Bà Chung Mỹ Dung nhận huy hiệu 70 năm tuổi Đảng
Nhà tù Phú Lợi - biểu tượng của lòng dũng cảm,ểutượngcủalòngdũngcảtỷ số 7m đã trở thành nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Tinh thần “thép”...
“Đừng hỏi tên ai còn ai mất/Sáu ngàn người chỉ 1 tên chung/Chỉ 1 tên: Hòa bình, thống nhất/Tên những người bất khuất, kiên trung” (Hoàng Trung Thông). Đó chính là hình ảnh kiên trung của những tù nhân chính trị ở Nhà tù Phú Lợi năm xưa. Và hôm nay, Nhà tù Phú Lợi khắc nghiệt đã trở thành di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia (được xếp hạng ngày 10-7- 1980). Hàng năm, khu di tích đón nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử đấu tranh của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Nhưng với những người đã từng bị giam cầm tại nơi này thì hình như họ không bao giờ quên. Những trận đòn roi; phòng kỹ luật với xà lim, cùm chân… không làm lung lay được ý chí của người cộng sản cách mạng mà càng tiếp cho họ thêm sức mạnh, thêm ý chí chiến đấu.
Chúng tôi tìm đến ngôi nhà của bà Chung Mỹ Dung ở thị trấn Phú Riềng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Bà chính là một cựu tù của Nhà tù Phú Lợi giai đoạn 1958- 1959. Câu chuyện đã trải qua hơn 60 năm, nhưng với bà, ký ức vẫn hằn sâu mãi mãi. Mở đầu cho câu chuyện của mình, bà Chung Mỹ Dung cho biết: Mặc dù Nhà tù Phú Lợi khi ấy có cái tên rất kêu: “Trung tâm Cải huấn Phú Lợi”, nhưng chế độ khắc nghiệt của nhà tù này cũng không khác ở nhiều nhà tù khác ở miền Nam lúc bấy giờ. Tù nhân phải ăn gạo mục cá ươn, muối hạt, nước mắm có dòi, điều kiện vệ sinh, y tế tồi tệ, chế độ lao động khổ sai nặng nề. Nhiều tù nhân cốt cán phải nằm xà lim, chuồng cọp, thường xuyên bị tra tấn dã man… Bọn cai ngục ở nơi đây còn đặt ra “24 điều cấm” rất khắc nghiệt để lấy cớ bạo hành tù nhân. Những tên “chúa ngục” nổi tiếng gian ác như Nguyễn Văn Bông, Trần Vĩnh Đắc, Hồ Văn Tần… Nhưng dù là hình thức tra tấn dã man nào thì “địa ngục trần gian” này không làm lung lay ý chí của những người cộng sản. Ngược lại đây chính là trường học, tiếp cho họ thêm sức mạnh, và rèn trui ý chí chiến đấu.
Được biết, bà Chung Mỹ Dung tham gia phong trào công nhân lao động Sài Gòn - Chợ Lớn từ năm 1955. Thời kỳ đó, giai cấp công nhân và lao động làm nòng cốt trong các phong trào đấu tranh trực diện với kẻ thù như phong trào hòa bình, đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình, phong trào đòi tự do dân chủ, tự do nghiệp đoàn, đòi tăng lương cải thiện sinh hoạt đời sống, phong trào cứu tế nạn nhân hỏa hoạn, chống cướp đất đuổi nhà, phong trào tẩy chay trưng cầu dân ý bịp bợm, bầu cử Quốc hội riêng rẽ… Trong một lần đấu tranh trực diện với địch, bà đã bị địch bắt. Ngày cuối cùng của tháng 11-1958, từ Nhà tù Thủ Đức, bà cùng 10 người khác được đưa lên xe chuẩn bị đưa đến Nhà tù Phú Lợi thì có thông tin thảm sát tại đây. Bà cùng 10 người khác tiếp tục ở lại Nhà tù Thủ Đức, sau đó được đưa về Nhà tù Phú Lợi.
Hướng về Phú Lợi
Trong danh sách những người bị tù đày tại Nhà tù Phú Lợi, bà Nguyễn Thị Hoa (hiện ở phường Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một) khiến nhiều người nể phục. Bởi bà đã có nhiều cuộc đấu tranh trực diện với bọn quản ngục trong nhà lao này. Cuộc đời bà Nguyễn Thị Hoa có gần 16 năm bị giam cầm trong ngục tù Mỹ - ngụy từ trại giam Lái Thiêu đến khám đường Bình Dương, Phú Lợi, Chí Hòa, Côn Đảo… Mỗi nhà tù đi qua là những trận đòn tra tấn vô cùng dã man của địch. Và tại Nhà tù Phú Lợi này, bà đã bị địch đưa đi, chuyển về 3 lần, tổng cộng gần 3 năm.
Bà Nguyễn Thị Hoa, nhớ lại: “Ở Nhà tù Phú Lợi, tôi bị tra tấn dã man không khác gì những ngày mới bị bắt, giam cầm ở các nhà tù khác để hòng moi được tin tức. Ở phòng kỷ luật, xà lim rất khổ lại ăn uống thiếu chất, cộng với bị đánh đập, hành hạ khắc nghiệt nên sức khỏe suy sụp rất nhanh. Nhưng chúng tôi không sợ, chúng tôi tin vào ngày chiến thắng” .
Nhắc đến Nhà tù Phú Lợi không thể nào quên vụ đầu độc hàng trăm tù nhân chính trị vào ngày 1-12-1958. Sự kiện này đã gây nên sự phẫn nộ đối với những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, cũng như trên đất nước Việt Nam. “…Trong một ngày - mồng một tháng mười hai/ Nào ai ngờ không có nữa ngày mai!/Chúng tôi chết, trong đêm dài tàn khốc/Đứt ruột đứt gan, nắm cơm thuốc độc/Tím xương do nanh nọc lũ đê hèn/ Trái tim hồng chết uất máu bầm đen…”. 6 câu thơ được trích trong bài thơ “Thù muôn đời muôn kiếp không tan”, được nhà thơ Tố Hữu sáng tác năm 1959 đã khiến bất cứ ai đọc qua đều căm phẫn về tội ác của Mỹ - ngụy đối với dân tộc ta, chính là diễn tả vụ thảm sát tại Nhà tù Phú Lợi vào ngày 1-12-1958.
Biến đau thương thành hành động, khắp nơi trong cả nước dấy lên phong trào hướng về Phú Lợi, từ tiếng gọi căm thù, tiếng gọi đau thương... Đặc biệt “Tuần lễ thi đua vì Phú Lợi và miền Nam ruột thịt!” của Ủy ban đấu tranh Trung ương chống vụ đầu độc ra đời đã làm bừng lên một phong trào thi đua trên công xưởng, nông trường, hợp tác xã, thao trường, thông tin đại chúng và sáng tác văn nghệ...
Hôm nay đây, tinh thần “Ngày Phú Lợi căm thù” vẫn còn mãi. Còn những chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày năm xưa lại thể hiện phẩm chất cách mạng và lòng yêu nước bằng việc tích cực tham gia hoạt động công tác quản lý, khoa học, lao động sản xuất giỏi, nâng cao đời sống gia đình và hoạt động xã hội... Họ chính là những nhân chứng sống giáo dục cho thế hệ trẻ về lòng tự hào dân tộc và những giá trị lịch sử. Cuộc sống hòa bình, cơm no áo ấm hôm nay được trả bằng cái giá rất đắt. Đó là mồ hôi, xương máu và nước mắt của cả một dân tộc - dân tộc Việt Nam.
Vào ngày 30-11-1958, với ý đồ thủ tiêu các tù nhân loại A (loại nguy hiểm nhất, theo cách phân loại của nhà tù), bọn quản ngục đã trộn thuốc độc vào bánh mì và cấp phát cho tù nhân. Đến ngày 1-12-1958, có hàng trăm tù nhân bị ngộ độc, nhiều người chết, nhiều người hôn mê bất tỉnh. Đến ngày 2 và 3-12, số bệnh nhân nặng và chết càng đông. Một số người bị vùi tại chỗ, số nặng chuyển đi nhưng không bao giờ thấy trở lại Phú Lợi nữa…
Đứng trước biến động này, Đảng ủy trung tâm hội ý và phân công nhau đi gặp các chi ủy để phổ biến chủ trương, kế hoạch đấu tranh mới để thực hiện cho sát với tình hình diễn tiến sự việc. Đảng ủy trung tâm quyết định đấu tranh công khai trực tiếp, các tù nhân đã phá tung nóc nhà giam, phát loa phóng thanh kêu cứu…
Vào khoảng 10 giờ ngày 1-12 đến 9 giờ sáng ngày 2-12-1958, ta đã ở thế chủ động nhiều mặt sinh hoạt ở các trại, trong khi đó, địch lâm vào thế bị động đối phó. Thực chất đây là cuộc nổi dậy đòi quyền tự chủ của tù nhân nhằm giải quyết các quyền lợi thiết thực về đời sống vật chất, tinh thần bị vi phạm. Do đó, ta phải tổ chức lực lượng bán công khai kết hợp với lực lượng bí mật để hoạt động, phải sử dụng đấu tranh hợp pháp với bán hợp pháp để đối phó địch.
THU THẢO