Hôm qua (11-12),íđiểmđốithoạitrựctiếpvớingườidânChínhquyềnlắngnghengườidânphấnkhởtỷ số trận bo dao nha Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức hội nghị tổng kết việc thí điểm đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh năm 2017. Tham dự hội nghị có ông Phạm Văn Cành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Thanh Liêm, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh... Ông Đỗ Thành Tâm, Bí thư Thị ủy Thuận An chia sẻ kinh nghiệm từ việc tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với người dân tại TX.Thuận An. Ảnh: H.VĂN Thí điểm thành công Báo cáo tại hội nghị, ông Đỗ Ngọc Huy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy, cho biết thực hiện Kế hoạch số 31-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức thí điểm đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh, các địa phương được chọn làm thí điểm đã tổ chức thành công các buổi đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với nhân dân. Ở cấp xã, phường có 2 địa phương tổ chức đối thoại với người dân là phường Bình Chuẩn và phường Thuận Giao (TX. Thuận An). Tại phường Thuận Giao, Bí thư Đảng ủy phường đã đối thoại với nhân dân về “Tình hình an ninh trật tự trong nhà trọ trên địa bàn phường”. Buổi đối thoại có 154 đại biểu và người dân tham dự, trong đó có 14 ý kiến xoay quanh vấn đề an ninh trật tự trong nhà trọ trên địa bàn phường. Tại phường Bình Chuẩn, Chủ tịch UBND phường đã đối thoại với với nhân dân về lĩnh vực “Vệ sinh môi trường - rác thải sinh hoạt trong nhân dân”. Tại buổi đối thoại có 200 đại biểu và người dân tham dự, có 25 ý kiến xoay quanh vấn đề vệ sinh môi trường về rác thải, nước thải sinh hoạt, ô nhiễm môi trường, hoạt động của tổ thu gom rác dân lập... trên địa bàn. Ở cấp huyện, Bí thư Thị ủy Thuận An đã chọn phường Lái Thiêu để đối thoại với nhân dân về lĩnh vực “Lập lại trật tự đô thị”. Tại buổi đối thoại có 200 đại biểu và người dân tham dự phát biểu 22 ý kiến, kiến nghị có liên quan đến công tác lập lại trật tự đô thị. Đa số ý kiến đều thống nhất với chủ trương lập lại trật tự đô thị trên địa bàn phường Lái Thiêu. Đối với cấp tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã đối thoại với 200 đại biểu và người dân xã An Sơn về chủ đề “Chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2021”. Tại buổi đối thoại có 15 lượt ý kiến, kiến nghị có liên quan đến chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản của tỉnh. Đánh giá chung về các hội nghị đối thoại, thay mặt Ban Dân vận Tỉnh ủy, ông Đỗ Ngọc Huy cho biết hội nghị đối thoại đã giúp cho các cấp, các ngành rà soát lại và điều chỉnh công tác điều hành, quản lý ngày càng sát hợp với tình hình thực tế của địa phương. Thông qua hội nghị đối thoại tạo được không khí dân chủ, hài hòa, cởi mở, gắn bó trách nhiệm của người lãnh đạo Đảng, chính quyền với nhân dân, tạo điều kiện cho người dân được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình. Các ý kiến phản ánh của người dân đều được chủ tọa lắng nghe, tôn trọng, tiếp thu và giải trình. Chia sẻ kinh nghiệm Tại hội nghị, ông Tôn Quang Vinh, Chủ tịch UBND phường Bình Chuẩn, cho biết để tổ chức đối thoại thành công với người dân, trong quá trình chuẩn bị thực hiện buổi đối thoại, Đảng ủy, UBND phường luôn quan tâm đến việc tổ chức, chọn chủ đề đối thoại với người dân vừa tầm trả lời, chọn vấn đề người dân quan tâm, mời đúng đối tượng tham gia đối thoại chủ đề “Vệ sinh môi trường - rác thải sinh hoạt trong nhân dân”. Để buổi đối thoại thành công, chủ tọa đã trực tiếp trả lời từng ý kiến của nhân dân và qua ý kiến nhân dân, lãnh đạo địa phương đã nắm bắt được vấn đề và tiếp tục chỉ đạo giải quyết. Từ hoạt động đối thoại đã phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận cao và củng cố vững chắc niềm tin trong nhân dân vào hệ thống chính quyền cơ sở. Còn ông Nguyễn Văn Trung, Bí thư Đảng ủy phường Thuận Giao, TX.Thuận An, chia sẻ kinh nghiệm: “Việc tổ chức thành công cuộc đối thoại với người dân tại địa phương với chủ đề “Tình hình an ninh trật tự trong nhà trọ trên địa bàn phường” là có sự chỉ đạo sát sao của Thị ủy Thuận An trong công tác chuẩn bị. Trong quá trình đối thoại, lãnh đạo địa phương xem buổi đối thoại với người dân như buổi trò chuyện, gặp gỡ để tạo điều kiện cho người dân đóng góp ý kiến, giúp lãnh đạo, các cơ quan chuyên môn nắm bắt được tình hình an ninh trật tự tại địa phương một cách thực tế nhất và trả lời các ý kiến đóng góp của nhân dân. Qua buổi đối thoại đã tạo mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, từ đó huy động sức dân thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương”. Có thể nói, các buổi đối thoại thí điểm được tổ chức tại TX.Thuận An từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh đã diễn ra thành công trong không khí dân chủ, thẳng thắn. Các ý kiến, trao đổi của người dân được chủ tọa lắng nghe, tôn trọng, tiếp thu và giải trình. Nói về vấn đề này, ông Đỗ Thành Tâm, Bí thư Thị ủy Thuận An, chia sẻ: “Điểm đáng lưu ý trong công tác chuẩn bị là các cơ quan tham mưu cho Thị ủy Thuận An đã khảo sát, nắm tình hình và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tổ chức thành công buổi đối thoại đi đúng trọng tâm. Tất cả các ý kiến của nhân dân đều được chủ tọa trả lời, trao đổi cởi mở với nhân dân. Thông qua đối thoại, người dân thấy được trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc tại địa phương”. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Phạm Văn Cành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã ghi nhận những nỗ lực ban đầu của Ban Dân vận Tỉnh ủy, Thị ủy Thuận An và các phường liên quan thuộc địa bàn TX.Thuận An đã tổ chức thành công việc thí điểm đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp với nhân dân. Ông Phạm Văn Cành cũng lưu ý, trước, trong và sau khi tổ chức đối thoại, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của hội nghị đối thoại. Khi tổ chức đối thoại cần chuẩn bị tốt các khâu, các bước phù hợp với thực tế tại địa phương. Cùng với đó, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải nắm chắc chủ đề đối thoại, cần lựa chọn chủ đề phù hợp trong việc đối thoại với người dân… Qua ghi nhận thực tế tại các hội nghị thí điểm đối thoại, người dân rất phấn khởi và đồng tình cao với quy chế đối thoại của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong việc tổ chức trực tiếp cho người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền đối thoại với nhân dân tại địa phương. Người dân coi đây là cơ hội để được phát biểu ý kiến, kiến nghị và bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Thông qua các cuộc đối thoại, nhân dân được cung cấp nguồn thông tin chính thống về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, hiểu rõ và nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về tình hình của địa phương mình; từ đó, thấy được trách nhiệm công dân trong việc tham gia cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. |