Hai trận động đất mạnh năm 2016 khiến hòn đảo Kyushu,àmáybịđộngđấtpháhủymộtnămsauSonyđãphụchồimạnhmẽlịch thi đấu c2 tối nay Tây Nam Nhật Bản, trở nên tan hoang. Nhiều người chết, hàng trăm ngàn người lâm vào cảnh vô gia cư và chuỗi cung ứng toàn cầu cho smartphone và máy ảnh kỹ thuật số thêm thấm thía vai trò của Sony.
Nhà máy Sony đặt tại đây có nhiệm vụ sản xuất cảm biến hình ảnh, con chip giúp cho các thiết bị có thể quay phim, chụp ảnh. Sony đã giao trọng trách cho kỹ sư Hiromi Suzuki, người có 33 năm kinh nghiệm, đi khắp đất nước để tìm ra những gì cần thiết để nhà máy hoạt động trở lại.
Một năm sau thảm họa, Sony đang đưa các cảm biến vào thực tế tăng cường, xe tự lái, robot nhà máy, drone… khi ngày càng nhiều cỗ máy dùng con chip để “nhìn” thế giới xung quanh. Kiểm soát gần một nửa thị trường, khách hàng bao gồm các ông lớn như Apple, Google, Nikon, Sony phát triển dựa trên công nghệ tiên phong những năm 1980 trên Handycam.
Ông Suzuki, 58 tuổi, người sở hữu một số bằng sáng chế về công nghệ cảm biến hình ảnh, cho biết máy móc sẽ sử dụng con chip nhiều hơn để lấy thông tin. Dù là Internet of Things, xe hơi hay tự động hóa trong nhà máy, khả năng giải thích hình ảnh sẽ là tính năng quan trọng, dẫn dắt tăng trưởng.
Nhóm của ông Suzuki đã phục hồi nhà máy tại tỉnh Kumamoto (trên đảo Kyushu) một tháng trước thời hạn, giúp CEO Kazuo Hirai tránh được tổn thất 540 triệu USD từ lỗ hoạt động dự kiến và quan trọng hơn, cho phép Sony duy trì thị phần. Damian Thong, nhà phân tích của Macquarie, nhận xét Sony đã xử lý sau động đất rất tốt, dù phải hi sinh cả việc kinh doanh máy ảnh riêng để bảo vệ khách hàng.