Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần,úsốcngàyđầuđặtchânđếnMỹthayđổicuộcđờichàngbácsĩViệkết quả bóng đá tây ban nha la liga hiện làm chủ một phòng khám tư, bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Methodist Hospital, đồng thời giảng dạy Y khoa tại một trường đại học của Mỹ.
Huỳnh Wynn Trần từ một sinh viên Kiến trúc ở Việt Nam, sau nhiều năm học tập đã trở thành một bác sĩ ở Mỹ. Ảnh: NVCC |
Từ sinh viên Kiến trúc thành bác sĩ
Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần sinh ra và lớn lên ở tỉnh Bạc Liêu. Năm 1999 – khi đang là sinh viên năm tư Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, anh sang Mỹ định cư cùng gia đình. Từ một sinh viên Kiến trúc ở Việt Nam, sau hơn chục năm học hành miệt mài, anh trở thành một bác sĩ ít nhiều có tiếng tăm trong cộng đồng người Việt ở Mỹ.
Bỏ dở ngành học Kiến trúc ở Việt Nam, sau rất nhiều nỗ lực không mệt mỏi - từ việc học tiếng Anh vỡ lòng cho tới việc hòa nhập với văn hóa Mỹ, Huỳnh Trần được nhận vào trường Kiến trúc của ĐH Michigan – một trong những trường đại học công lập tốt nhất nước Mỹ với suất học bổng toàn phần.
Tốt nghiệp trường Kiến trúc, anh có 2 năm làm việc như một kiến trúc sư trước khi xin nghỉ việc và quyết định chuyển hướng học về Y khoa.
Một trong những lý do tác động tới anh nhiều nhất khi chọn trở thành bác sĩ là hình ảnh bố anh lên cơn đau ngực vào đêm đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ. Khi trả lời câu hỏi “Vì sao em muốn làm bác sĩ?” trong cuộc phỏng vấn vào trường Y, Huỳnh Trần đã nói: “Tôi muốn làm bác sĩ vì tôi muốn mình tạo ra ảnh hưởng đến cuộc sống của một ai đó theo hướng tốt đẹp hơn”.
“Chính các bác sĩ cấp cứu ở bệnh viện Holland đã ảnh hưởng đến tôi. Và giờ đây, tôi muốn tạo ra sự ảnh hưởng tích cực như vậy đến người khác”.
Để được nhận vào một trường Y của Mỹ không hề dễ dàng. Trước khi được nhận vào ngành Y của ĐH Buffalo, Huỳnh Trần đã từng bị 29/30 trường khác từ chối khi chưa thực sự xuất sắc ở điểm MCAT (kỳ thi đầu vào các trường Y) và chưa có thành tích nghiên cứu khoa học. Sau khi cải thiện những điểm yếu trong hồ sơ của mình, anh đã được mời đi phỏng vấn ở 9 trong số 40 trường Y đã nộp đơn.
Năm 2007, chàng sinh viên Kiến trúc năm nào được nhận vào chương trình Tiến sĩ Y khoa tại trường ĐH State University of New York. “Ba má tôi không bao giờ nghĩ rằng đứa con trai từng học kiến trúc của ông bà, sau 7 năm qua Mỹ có thể bước chân vào ngành học được xem là khó nhất và tốt nhất tại Mỹ”.
Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần và những giây phút đời thường. Ảnh: NVCC |
Nhưng đổi lại cho những thành quả này, anh đã phải học ngày học đêm, đi làm thêm miệt mài để giảm bớt tiền nợ học phí. Trong khi đó, anh vẫn phải làm tốt các công việc khác: tình nguyện tại bệnh viện và nghiên cứu khoa học.
Suốt những năm học đại học, anh đã trải qua đủ các nghề tay trái, từ làm “nail” cho tới bồi bàn, phiên dịch viên cho bệnh viện. Đó là những ngày tháng cơ cực nhất với một thanh niên Việt chân ướt chân ráo lập nghiệp ở Mỹ, là thời điểm mà đã có lúc anh muốn vứt bỏ hết để quay về Việt Nam. “Nhưng nếu bỏ cuộc ở đó, tôi đã không học được cách vượt qua khó khăn trong cuộc đời mình”.
'Muốn bệnh nhân Việt Nam được chăm sóc tốt như bệnh nhân Mỹ'
Dày kín lịch học, làm thêm, làm thiện nguyện, nhưng cũng trong năm nhất trường Y, anh thành lập tổ chức phi lợi nhuận VietMD một cách tình cờ.
“Lúc ấy, bác sĩ hướng dẫn tôi đi lâm sàng là người Ấn Độ. Tôi hỏi anh học y khoa ở đâu. Anh trả lời: ‘Tôi học ở Ấn Độ. Nhưng tôi đã nhắm vào nội trú Mỹ từ những năm đầu tiên đi học”.
Ngay lập tức, bác sĩ Huỳnh đặt câu hỏi: “Nếu bác sĩ Ấn Độ làm được thì tại sao bác sĩ Việt Nam không làm được?”.
Về nhà, anh tìm hiểu chương trình nội trú Mỹ, cách học USMLE, cách nộp đơn xin vào nội trú chuyên khoa và cách phỏng vấn vào nội trú. VietMD được thành lập nhằm hỗ trợ bác sĩ và sinh viên Y khoa Việt Nam tìm hiểu về nội trú Mỹ.
Về sau, VietMD phát triển thành một tổ chức phi lợi nhuận của tiểu bang và liên bang, có phòng khám miễn phí với trên 3.000 thành viên khắp thế giới. Nhận ra tiếng Anh chuyên ngành là điểm yếu của sinh viên Y khoa Việt Nam, VietMD đã giúp các sinh viên y khoa và bác sĩ Việt Nam nâng cao kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành, kỹ năng mềm, đồng thời tư vấn cho họ các cơ hội vào nội trú Mỹ.
“Trong suốt quá trình thành lập cho tới nay, VietMD đã hỗ trợ được hơn 20 bác sĩ Việt Nam xin được làm bác sĩ nội trú ở Mỹ. Ngoài ra, hầu hết các bệnh viện lớn ở Việt Nam đều có các thành viên của VietMD”.
“Mục đích cuối cùng của chúng tôi không phải là đưa bác sĩ Việt Nam sang Mỹ làm nội trú, mà là giúp nâng cao khả năng tiếng Anh chuyên ngành, kiến thức chuyên ngành. Từ đó, họ sẽ có được những cơ hội học tập, bồi dưỡng chuyên môn tốt hơn, sẽ trở thành bác sĩ quốc tế và người được hưởng lợi cuối cùng chính là bệnh nhân Việt Nam”.
“Ước mơ lớn nhất của tôi là bệnh nhân Việt Nam được chăm sóc tốt hơn, giống như bệnh nhân ở Mỹ. Đó là mục đích cuối cùng mà chúng tôi nhắm tới”.
Bác sĩ Huỳnh là người thành lập VietMD - một tổ chức tư vấn, hỗ trợ các bác sĩ, sinh viên Y khoa Việt Nam kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành, các kiến thức y khoa để họ có cơ hội học tập, làm việc tốt hơn. Ảnh: NVCC |
Bác sĩ Huỳnh chia sẻ, hiện tại khó khăn lớn nhất của VietMD là các thành viên cốt cán đều là những người rất bận rộn và điều hành VietMD hoàn toàn thiện nguyện. Vì thế, anh rất mong muốn nhận được sự đóng góp thời gian, công sức của tất cả các đồng nghiệp, sinh viên Y khoa người Việt trên khắp thế giới để cộng đồng VietMD phát triển mạnh mẽ hơn.
Mua nhà tặng mẹ sau nhiều năm lăn lộn
Bác sĩ Huỳnh Trần thừa nhận, dù là bác sĩ nhưng anh có năng khiếu kinh doanh và khá nhạy cảm với những thứ liên quan tới tiền bạc.
Theo anh, làm bác sĩ cũng cần chút kỹ năng kinh doanh. Bởi vì bác sĩ ở Mỹ không chỉ đòi hỏi chuyên môn tốt, mà còn cần kỹ năng “tính bill” đúng. Và việc “tính bill” cho bệnh nhân phụ thuộc vào rất nhiều thứ. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng khi anh lại là quản lý một phòng khám tư.
Khi được hỏi “anh có nhìn vào mức thu nhập rất cao của nghề này khi quyết định chuyển hướng sự nghiệp”, bác sĩ Huỳnh thẳng thắn thừa nhận: “Có chứ!”.
Anh chia sẻ, khi còn làm kiến trúc, anh đã từng suy nghĩ xem 5-10 năm sau, mình sẽ ở vị trí nào, nhận được mức thu nhập bao nhiêu. Anh cho rằng, ngành kiến trúc ở Mỹ là một ngành rất cạnh tranh và có mức thu nhập trung bình thấp so với các ngành nghề khác. “Nếu làm kiến trúc, tôi sẽ khó mua được một căn nhà ở Mỹ”.
“Tôi nghĩ thu nhập là một trong ba yếu tố cần nghĩ tới khi chọn nghề. Hai yếu tố kia là sở thích và nhu cầu việc làm của ngành nghề đó”.
“Không nghĩ tới thu nhập là thiếu thực tế. Bởi vì bạn dành cả tuổi thanh xuân của mình để đi học mà học xong không kiếm đủ tiền để sống thì đó là một thất bại. Một ngày nào đó bạn sẽ có gia đình, nếu bạn không có tiền mua sữa cho con hay đáp ứng những nhu cầu thực tế khác thì đó là điều không nên. Mục tiêu đầu tiên của tôi là mua cho mẹ một căn nhà và tôi đã làm được” – anh chia sẻ.
Bác sĩ Huỳnh tiết lộ, anh cũng nhận được nhiều lời mời về nước làm việc từ các bệnh viện và trường đại học tốp đầu trong nước với mức lương cao, nhưng anh còn cân nhắc.
Ngoài việc là chủ phòng khám tư ở một khu người Việt phía đông Los Angeles, Huỳnh Trận hiện còn là bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Methodist Hospital, chuyên nhận bác sĩ nội trú đến phòng khám của mình để giảng dạy. Anh cũng đang giảng dạy tại trường Y của ĐH California Northstate University.
Với anh, Việt Nam vẫn là quê hương và nếu có cơ hội, anh luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ chuyên môn với các đồng nghiệp, sinh viên y khoa trong nước.
Tiếng đập cửa lúc nửa đêm trong căn nhà 3 tầng ở hồ Tây
Bệnh nhân cần lượng máu AB - dạng máu hiếm lớn. Không chần chừ, vị bác sĩ gì gọi điện khắp nơi, huy động máu mang đến bệnh viện cứu người.