Trẻ dễ thấp còi vì thiếu kẽm_xếp hạng bóng đá mexico

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【】 发布时间:2025-01-14 14:59:02 评论数:

Một số nghiên cứu điều tra của viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam đã chỉ ra thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấp còi suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt.

Nhiều trẻ Việt thiếu kẽm

Kẽm là vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Kẽm tham gia vào rất nhiều thành phần các enzym trong cơ thể,ẻdễthấpcòivìthiếukẽxếp hạng bóng đá mexico giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Kẽm kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym, là những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp DNA.

Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn. Bổ sung kẽm cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi (kém phát triển về chiều cao), có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormon IGF-1, một yếu tố tăng trưởng quan trọng của cơ thể. Theo nghiên cứu của tác giả Castillo - Duran, việc bổ sung kẽm cho trẻ sinh ra nhẹ cân so với tuổi thai cho thấy có sự tăng trưởng tốt về chiều cao và cả cân nặng trong 6 tháng đầu đời.

Không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, làm dễ nổi cáu. Nguyên nhân do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của TS Nguyễn Thanh Danh - Giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TPHCM và BS Tạ Thị Anh Hoa (nghiên cứu được đăng trên tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm - số 2 tháng 11/2003) việc bổ sung kẽm có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa SDD qua tác động điều trị sớm tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng (TTNL) ở trẻ em và các rối loạn có hại đi kèm, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ em.

{keywords}

{keywords}

Các nghiên cứu điều tra đã cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam đang ở mức rất cao so với ngưỡng phân loại của Nhóm tư vấn quốc tế về kẽm (IZINC). Tỷ lệ thiếu kẽm dựa vào nồng độ kẽm huyết thanh thấp dao động trong khoảng 25-80% tuỳ theo địa phương và nhóm tuổi nghiên cứu. Nghiên cứu trên 1.526 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở 19 tỉnh của Việt Nam năm 2010 cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 67,2%. Kết quả nghiên cứu ở 521 phụ nữ có thai và 947 trẻ em dưới 5 tuổi tại một số tỉnh khó khăn của Việt Nam năm 2009 cho thấy, tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 90%, trẻ em dưới 5 tuổi là 81,2%.

Theo cách ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (năm 2000), ở những vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trên 20% được coi là thiếu kẽm có vấn đề ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Năm 2012, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi bình quân ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi là 26,7%.

Bổ sung kẽm đúng cách

Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5m/ngày, ở trẻ 1-10 tuổi khoảng 10mg/ngày, phụ nữ mang thai cần 15mg/ngày, cho con bú 6 tháng đầu cần 19mg và cho con bú lúc 6-12 tháng cần 16mg kẽm mỗi ngày.

Các mẹ có thể bố sung kẽm cho con thông qua thức ăn. Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..). Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/lít), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.

Bên cạnh đó, với trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, ăn không ngon miệng, kém hấp thu, có thể cho trẻ dùng các sản phẩm bổ sung kẽm tuy nhiên nên lưu ý một số điểm sau:

- Canxi làm tăng bài tiết kẽm do đó làm giảm tỷ lệ hấp thu kẽm, không nên uống cùng lúc với kẽm.

- Bên cạnh đó, sắt vô cơ và kẽm cũng ức chế sự hấp thu của nhau do đó nếu trẻ cần bổ sung sắt thì nên uống cách nhau 2-4 tiếng.

- Để tăng hấp thu kẽm nên bổ sung cùng thức ăn giàu vitamin C

- Bổ sung kẽm nên đúng và đủ liều theo chỉ định của nhà sản xuất hoặc bác sỹ điều trị

{keywords}

Ngọc Minh