Tuy nhiên,ẽchiếmkhoảngtổngvốnđầutưhạtầngdiđộngnătỉ số mu mc Gartner cũng dự báo tổng doanh thu trong lĩnh vực di động sẽ giảm 4,4% xuống còn 38,1 tỷ USD.
Mặc dù, doanh thu thị trường được dự báo sẽ giảm xuống, nhưng điều này sẽ không ngăn cản được việc các nhà cung cấp tiếp tục tiến lên và áp dụng 5G.
Đại dịch Covid-19 đã gây gián đoạn chuỗi cung ứng CNTT, gây ra tình trạng thiếu nguồn cung, khó khăn trong vận chuyển, đóng cửa văn phòng và trong một số trường hợp hoặc là phải sa thải nhân viên và tái cấu trúc hoặc phải giải thể công ty.
5G sẽ chiếm khoảng 21% tổng vốn đầu tư hạ tầng di động năm 2020 |
Sự gián đoạn gây ra bởi Covid-19 đã dẫn đến việc phải điều chỉnh lại dự báo về giá trị thị trường CNTT toàn cầu trong năm nay từ 3,8 nghìn tỷ USD xuống còn 3,5 nghìn tỷ USD, với sự tăng trưởng mạnh nhất là mảng thiết bị và trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng 5G vẫn đang diễn ra mạnh mẽ.
Khi nhu cầu của người tiêu dùng về kết nối băng rộng và di động tốc độ cao tăng lên, các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP) và các nhà cung cấp khác trong lĩnh vực thiết bị mạng đã thực hiện các dự án, trong đó nhiều dự án đã ra mắt vào năm ngoái, để nâng cấp mạng của họ nhằm hỗ trợ công nghệ mạng tiếp theo.
Trung Quốc được xem là quốc gia đi đầu trong việc đầu tư vào 5G, chiếm 49,4% tổng vốn đầu tư trên toàn thế giới vào năm 2020 nhờ vào việc đầu tư sớm của Huawei vào công nghệ truyền thông.
Dự báo đầu tư vào cơ sở hạ tầng di động toàn cầu năm 2019-2020 (triệu USD). Nguồn: Gartner tháng 7/2020 |
Tuy nhiên, đến năm 2023, Gartner hy vọng 15% trong số tất cả các nhà cung cấp sẽ vận hành mạng 5G độc lập, không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng mạng 4G hiện tại và phạm vi phủ sóng được dự kiến trên 95% dân số ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ và Nhật Bản.
Gartner cho biết thêm, đầu tư vào mạng 5G sẽ vượt xa 4G LTE vào năm 2022 khi nhiều nhà cung cấp rời khỏi kiến trúc mạng cũ và áp dụng các kiến trúc mạng mới cho 5G.
Ông Kosei Takiishi, Giám đốc nghiên cứu cao cấp tại Gartner nhận định: “Đầu tư vào cơ sở hạ tầng di động tiếp tục phát triển vì ngày càng nhiều CSP đang ưu tiên các dự án 5G bằng cách tái sử dụng các tài sản hiện có bao gồm phổ tần số vô tuyến điện, trạm gốc, mạng lõi và mạng truyền tải và chuyển chi tiêu dành cho mạng 4G LTE sang chế độ bảo trì. Ngoài ra, chính phủ và các cơ quan quản lý đang thúc đẩy phát triển mạng di động và cho rằng nó sẽ là chất xúc tác để thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho nhiều ngành công nghiệp”.
Phan Văn Hòa (theo ZDnet)
Mạng 5G có thể mang lại hàng nghìn tỷ USD cho nền kinh tế thế giới
Mạng di động thế hệ thứ 5 (5G) là một chất xúc tác đối với cuộc Cách mạng Công nghiệp sắp tới cũng như châm ngòi cho một sự "trỗi dậy" của các nhà máy thông minh trên toàn cầu.