Trong thời đại công nghệ phát triển tựa vũ bão,ýgiảicôngnghệđằngsauthuậttoánphântíchhìnhảnhcủaApplevàchấp 0.25 là gì đặc biệt là công nghệ di động và điện toán đám mây, thật khó có thể theo kịp từng bước tiến của các công ty công nghệ khổng lồ. Một hiểu lầm rất phổ biến đó là dịch vụ lưu trữ đám mây của Apple và Google - hai công ty “cha đẻ” của hai hệ điều hành di động lớn nhất hành tinh - xem và liệt kê hạng mục ảnh người dùng một cách thủ công sau đó tạo riêng thư mục cho từng hạng mục ảnh của bạn, tuy nhiên, thực sự hai nền tảng này hoạt động theo cách hoàn toàn khác, và hơn nữa, quá trình phân tích diễn ra hoàn toàn tự động hóa.
Các nền tảng đám mây này phân tích nội dung trong bức ảnh của người dùng bằng nhiều thuật toán nhận diện ảnh tinh vi - vốn cho phép dễ dàng nhận diện bất kỳ thứ gì từ thú cưng như chó mèo tới phương tiện đi lại như tàu, thuyền, ô tô, thậm chí là khuôn mặt và cả hành động.
Khi phát hiện ra trong bức hình có một chú chó, chẳng hạn, tag “dog” được gán vào metadata (phần dữ liệu nhỏ gắn chặt với một tệp tin nhất định) của bức ảnh - cùng với đó là nhiều thông số khác như độ phơi sáng, vị trí, v.v… Đây là một quy trình xử lý tầng thấp và hệ thống không hề biết trong bức ảnh có gì, chỉ riêng các bức ảnh và một vài thông số liên quan được gắn tag “dog”. Điều này đảm bảo nội dung ảnh người dùng hoàn toàn bí mật, thậm chí với cả bên cung cấp dịch vụ thứ nhất như Apple và Google, đồng thời vẫn cho phép người dùng tìm kiếm ảnh của mình nhờ đã được gắn tag.
Quá trình phân tích này thường được triển khai trong một “hộp cát” (sandbox - một phân khu riêng biệt ngăn chặn thay đổi lên hệ thống cũng như tăng độ bảo mật), và rất hiếm khi hệ thống quyết định đưa dữ liệu ra ngoài hộp cát này. Một trong số những trường hợp hãn hữu đó là khi máy chủ - bằng nhiều thuật toán đặc biệt - phát hiện ra ảnh có nội dung vi phạm pháp luật như ấu dâm, sẽ cho phép đưa dữ liệu ra ngoài hộp cát và trình báo lên cơ quan pháp luật.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)