Gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường,ệtđangởđâutrênbảnđồĐôngNamÁlich thi đau bong đa hom nay Lê ‘SofM’ Quang Duy vẫn thắp lên hy vọng về một tương lai tươi sáng cho những người trẻ có tài năng và khát vọng muốn theo đuổi sự nghiệp thể thao điện tử (eSports).
Nhưng trường hợp của SofM, người được đồn đoán hưởng lương ít nhất 5,5 tỷ đồng/tháng ở Trung Quốc, vẫn là quá cá biệt để nói rằng eSports Việt đã vượt qua tầm Đông Nam Á, vươn đến tầm thế giới.
AOE không thể sản sinh ra thế hệ kế cận đủ sức vượt qua cái bóng quá lớn của thần đồng Chim Sẻ Đi Nắng (áo đỏ thứ hai từ phải sang) |
Nhìn về môn thi đấu lâu đời nhất Age of Empires I, hay còn gọi là Đế Chế. Hiện tại, chỉ còn một số tỉnh thành ở Việt Nam và Trung Quốc thi đấu bộ môn này, thậm chí còn là phiên bản cũ phát hành từ năm 1997. Thế giới đã chuyển qua phiên bản mới từ rất lâu và không còn đoái hoài gì đến phiên bản độ phân giải thấp (non-HD).
Gần hơn, chúng ta có Liên Quân Mobile với đội tuyển giàu thành tích Team Flash, 4 lần vô địch giải quốc nội và 2 lần vô địch thế giới liên tiếp. Mặc dù thành tích của Việt Nam là rất tốt, Liên Quân Mobile vẫn bị xem nhẹ so với các bộ môn eSports khác vì trò chơi này chỉ phổ biến ở khu vực nói tiếng Trung và Đông Nam Á.
Team Flash vô địch Liên Quân Mobile thế giới là cú hích lớn cho eSports nước nhà nhưng chưa đủ |
Thậm chí, ngay tại khu vực Đông Nam Á, Liên Quân Mobile còn phải chật vật cạnh tranh với Mobile Legends. Đấy là chưa kể Tốc Chiến vừa mới mở cửa Open Beta tại khu vực này đã lập tức phả hơi nóng vào gáy Liên Quân.
Nhắc đến Mobile Legends lại là một câu chuyện buồn khi chúng ta còn thua cả Lào và Myanmar chứ chưa nói đến Thái Lan hay Indonesia.
Tin vui là hai game mobile phổ biến toàn cầu khác là Free Fire và PUBG Mobile đều có những đội tuyển mạnh của Việt Nam. Đến giờ, chúng ta vẫn duy trì được 2-3 đội tuyển có sức mạnh đồng đều để tăng tính cạnh tranh ở giải nội địa, từ đó tạo bàn đạp để đe dọa vị thế số 1 ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, hai cường quốc eSports khác là Thái Lan và Indonesia sẽ không dễ dàng để chúng ta thực hiện điều đó.
Nỗ lực của một mình SofM cần được lan tỏa mạnh mẽ hơn |
Sau tất cả, cửa sáng nhất mà Việt Nam đã chứng tỏ vượt qua tầm Đông Nam Á lại chính là Liên Minh Huyền Thoại. Giải đấu VCS Việt Nam chính thức được tách ra khỏi GPL Đông Nam Á hồi năm 2018 chính là minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định này.
Trong các cuộc đối đầu ở khu vực Đông Nam Á, các đội tuyển đến từ mảnh đất hình chữ S luôn thể hiện trình độ vượt trội và đã có thời điểm người Việt còn xuất ngoại thi đấu sang Thái.
Tuy nhiên, để vươn đến tầm thế giới, nỗ lực của một mình thần rừng SofM là không đủ để Liên Minh Huyền Thoại của Việt Nam vươn xa hơn.
Liên Minh Huyền Thoại của Việt Nam phát triển trên tầm Đông Nam Á. Nhưng đó không phải kết quả đến từ ngày một ngày hai. Trong 8 năm phát hành, giải đấu của Việt Nam đã có 4 năm nằm trong hệ thống giải GPL Đông Nam Á và chỉ ‘thoát ly’ từ năm 2018.
Đó là kết quả của cả một quá trình dài hơi, từ chỗ Trần ‘Archie’ Minh Nhựt khi còn là tuyển thủ phải chật vật nhận lương hỗ trợ từ nhà phát hành là 3 triệu đồng, cho đến khi Phạm ‘Zeros’ Minh Lộc vụt sáng trở thành ngôi sao quốc nội với mức lương không dưới 50 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản thưởng khác.
Archie (áo vàng chính giữa) từng trải qua vô số thăng trầm với Liên Minh Huyền Thoại trước khi giải nghệ hồi năm 2019 |
Dù vậy, con đường để Liên Minh Huyền Thoại duy trì vị thế ở Việt Nam là điều không hề dễ dàng. Điều này lại không đến từ tác động bên ngoài mà từ chính nội tại của giải đấu VCS. Các đội tuyển vẫn đang thi đấu theo mô hình thăng hạng/xuống hạng, ẩn chứa trong đó là tình trạng đội tuyển giải thể và bán suất thi đấu thường xuyên xảy ra.
Trước đó, Lowkey vì vấn đề nợ lương mà đã phải bán suất thi đấu của đội tuyển này cho Team Secret, hay mới đây là việc EVOS Esports đứng trước nguy cơ giải thể. Vấn đề cân bằng tài chính, từ đó tạo ra một bộ khung ổn định chinh chiến cùng nhau qua các mùa giải ở VCS hiện nay là điều hết sức đau đầu với những CEO, nhà quản lý, hoạch định chiến lược cho đội.
Nhìn rộng hơn, khi các đội tuyển ở các bộ môn eSports khác còn chưa làm được điều tương tự (công tác tổ chức, tài chính, luật lệ, ràng buộc hợp đồng…), rất khó để các tuyển thủ duy trì được tần suất tập luyện và một phong độ tốt nhất để thi đấu đỉnh cao trong nhiều năm liền. Đây là điều mà những Faker hay SofM chỉ có được khi thi đấu trong một môi trường chuyên nghiệp cả trong lẫn ngoài sân đấu và mọi vấn đề được minh bạch hóa.
Do đó, eSports đang phát triển mạnh ở Việt Nam, nhưng cần có sự đầu tư bài bản và đúng hướng. Nếu không chúng ta hoàn toàn có thể bị qua mặt trong một tương lai không xa, khi các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng sở hữu một dân số trẻ và tiếp xúc với eSports từ rất sớm.
Phương Nguyễn
Đội tuyển Bóng ma Sài thành không mắc sai lầm nào để định đoạt số phận trận chung kết Đấu Trường Danh Vọng mùa Đông 2020.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)