Tại cuộc họp giao ban công tác phòng chống dịch mới đây,êmvắcxingiảmmạnhTPHCMlongạisốbxh bóng đá nga ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho hay, tháng 8/2022 là tháng cao điểm tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em. Tuy nhiên, kết quả thực hiện của các quận huyện có sự chênh lệnh.
Cụ thể, quận 1 đạt gần 8.600 mũi 3, quận 7 trên 5.100 mũi 3, huyện Củ Chi trên 12.000 mũi 3, Bình Chánh gần 6.000 mũi 3, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 18 vượt tỷ lệ chung của cả nước.
Trong khi đó, quận 10 chỉ đạt 45 mũi 2 và 817 trẻ mũi 3; quận Phú Nhuận đạt 147 mũi 2 và 916 mũi 3; quận 3 đạt 56 mũi 2 và 390 mũi 3...
Lúc này, theo ông Thượng, các ca Covid-19 của TP.HCM đang phải thở máy đều thuộc nhóm nguy cơ cao (lớn tuổi, bệnh nền); số ca mắc mỗi ngày tăng cao, thống kê cho thấy đa số chưa tiêm mũi nhắc lại hoặc mũi 3.
“Đây là thực trạng đáng báo động. Vũ khí quan trọng nhất, quyết định nhất trong phòng chống dịch Covid-19 vẫn là vận động người dân đi tiêm vắc xin. Tuyệt đối không được lơ là mất cảnh giác bởi TP.HCM đang ở tình trạng dịch chồng dịch”.
Theo Sở Y tế TP.HCM, từ ngày 19 đến 25/8, thành phố có 1.114 ca Covid-19 mới, tăng 258 ca so với tuần trước. Với sốt xuất huyết, dù số ca có giảm nhưng chậm, hiện có 180 ca sốt xuất huyết nặng đang điều trị tại các bệnh viện, 18 ca tử vong từ đầu năm đến nay.
Lãnh đạo ngành y tế TP đặc biệt lo lắng vì trong tuần 33 và 34, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho các đối tượng đủ điều kiện trên địa bàn thành phố giảm mạnh.
Cụ thể, TP.HCM mới đạt 48,7% tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên (tỷ lệ cả nước là 70,2%). Tỷ lệ tiêm mũi 1 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi mới đạt 57,2% (tỷ lệ cả nước là 80,9%); mũi 2 đạt 30,6% (tỷ lệ cả nước là 51,2%).
Ngành y tế đã thực hiện khảo sát về việc học sinh trong độ tuổi từ 5 đến dưới 18 tuổi chưa được tiêm chủng. Kết quả cho thấy, lý do phổ biến là trẻ đang mắc các bệnh cấp tính (21%), trẻ đang trong thời gian nghỉ hè nên không có mặt tại TP.HCM (19%), trẻ đã mắc Covid-19 trước đó (16%). Đáng chú ý, 19% phụ huynh không cho con tiêm vì lo vắc xin gia hạn, 13% sợ trẻ bị tác dụng phụ của vắc xin.
“Những phản ứng phụ khi tiêm vắc xin có thể xảy ra nhưng hầu hết là triệu chứng nhẹ. Điều quan trọng là ngành y tế cùng với nhà trường luôn chuẩn bị thật tốt để sẵn sàng phát hiện và xử trí kịp thời. Cho đến nay, qua hàng trăm nghìn lượt tiêm trên địa bàn TP, tất cả đều được đảm bảo an toàn khi tiêm”, ông Tăng Chí Thượng lý giải.
Trước đó, TP.HCM đã lên kế hoạch kích hoạt lại Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 nếu cần thiết. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới sẽ phụ trách chuyên môn, chuẩn bị nguồn nhân lực, xây dựng các tình huống tương ứng với các kịch bản về số ca nặng cần thu dung, điều trị tại Bệnh viện dã chiến 3 tầng.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, SARS-CoV-2 vẫn đột biến liên tục, người dân đang chủ quan và giảm ý định tiêm vắc xin trong khi miễn dịch sẽ giảm dần sau 6 tháng. Đặc biệt lo ngại với nhóm nguy cơ cao là người già, có bệnh nền, chưa tiêm ngừa hoặc tiêm không đầy đủ.
"Nếu ứng phó không tốt, dịch bệnh Covid-19 có thể còn kéo dài hơn nữa", bác sĩ Hùng lo ngại.
Tạo virus SARS-CoV-2 gây ra tỷ lệ tử vong 80%: Chơi đùa với lửa
Nghiên cứu của Đại học Boston nhằm tìm ra giải pháp đối phó với Covid-19 tốt hơn nhưng một số nhà khoa học đánh giá đây là hoạt động nguy hiểm.