Đây là một phần trong nỗ lực nhằm cạnh tranh với ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok đến từ Trung Quốc và cho phép người dùng xem các bài đăng từ những tài khoản mà họ không theo dõi.
Cụ thể,ờngườidùnggópýcảithiệnthuậttoáncạnhtranhvớnhận định bô đao nha người dùng sẽ sớm có thêm nút “Hiển thị thêm” (show-more) và “Hiển thị ít đi” (show-less) ở các bài đăng xuất hiện trên trang tin chính, đem tới một cách tương tác trực tiếp hơn để nói với công ty rằng họ đang thích hay không thích nội dung gì.
Facebook sẽ sử dụng phản hồi đó để tạm thời thay đổi mục nội dung của người xem, từ đó cải thiện tính năng “Khám phá” (Discovery) trên các ứng dụng của công ty và hiển thị các bài đăng, video mới từ những người khác mà người dùng chưa từng theo dõi (follow).
Mặc dù Meta đã cá nhân hoá nguồn cấp dữ liệu người dùng trên Facebook và Instagram thông qua các chỉ báo như Likes (thích) và Follows, nhưng các nút tính năng mới “show-more” và “show-less” lại mang tính tạm thời và trực tiếp hơn.
Tom Alison, người đứng đầu ứng dụng lõi của Facebook, cho biết việc sử dụng các nút sẽ tác động đến kết quả thuật toán tìm kiếm trong khoảng 30 - 60 ngày, cũng như giúp xác định được loại tài khoản nào sẽ xuất hiện ở trang tin.
Trước đó, CEO Mark Zuckerberg từng nói, cải thiện tính năng “Khám phá” là trọng tâm chính của Meta. Tính năng này cũng được coi là thế mạnh chủ chốt của TikTok, đối thủ mà Faebook đã dành nhiều thời gian và nguồn lực để xây dựng sản phẩm chia sẻ video ngắn cạnh tranh có tên Reels.