Một trongsáu nội dung quan trọng được đưa ra thảo luận và quyết định trong Hội nghị lầnthứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI là vấn đề đổi mới,ăngsựlãnhđạocủaĐảngvớicôngtácdânvậlịch thi đấu bóng đá tỷ lệ cá cược tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
Lịch sửcông tác dân vận của Đảng trong suốt 83 năm qua cho thấy có nhiều nghị quyết,văn kiện của Đảng về vấn đề này đã ghi dấu ấn rất quan trọng. Đặc biệt, vàongày 15-10-1949, với bút danh X.Y.Z, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo “Dânvận” nổi tiếng mà từ đó đến nay, bài báo này luôn luôn mang tính thời sự nónghổi và trở thành “cẩm nang” cho những người làm công tác vận động quần chúng.
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng thăm và tặng quà Già làng Điểu L Winh, thôn Bon Bun Đơr, xã QuảngTâm, huyện Tuy Đức, Đắk Nông.Vào ngày 27-3-1990,trước tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, Hội nghịlần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã ban hành Nghị quyết “Vềđổi mới công tác vận động quần chúng của Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảngvà nhân dân” (Nghị quyết này được gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 8B).
Nghị quyếtTrung ương 8B đã đề ra 4 quan điểm chỉ đạo rất đúng dắn, phù hợp cho cả quátrình cách mạng nước từ đó đến nay. Sau đó, từng nhiệm kỳ Trung ương Đảng tiếptheo đều đã ban hành Nghị quyết, Chỉ thị rất quan trọng như Chỉ thị 30-CT/TW“Về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị quyết “Về phát huy sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh”; “Về công tác dân tộc”; “Về công tác tôn giáo”; các nghị quyếtvề tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân; về đội ngũ trí thức; về công tác thanhniên; về nông nghiệp, nông dân, nông thôn...
Vào ngày 25-2-2010,Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết “Về việc ban hành quy chế công tác dân vậncủa hệ thống chính trị,” trong đó quy định rõ trách nhiệm, nội dung, phươngthức công tác dân vận của toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở...
Nhờ việckhông ngừng đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, công tác vận động quần chúngcủa cả hệ thống chính trị những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, gópphần quan trọng vào việc thực hiện tốt nhiệm bảo đảm ổn định chính trị pháttriển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, chủ động hội nhập quốc tếvề mọi mặt. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, nhất là khiniềm tin của quần chúng, nhân dân đối với sự lãnh đạo của tổ chức đảng; mốiquan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân bị giảm sút, có lúc có nơirất nghiêm trọng, công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận bộc lộnhững hạn chế, yếu kém.
Một số tổchức, cấp ủy đảng chưa quan tâm đúng mức công tác dân vận. Một bộ phận khôngnhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ cao cấp suy thoái về tư tưởng chínhtrị, đạo đức, lối sống; mang nặng bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, chuyênquyền độc đoán, ức hiếp nhân dân, tham ô, hối lộ, sống xa hoa, lãng phí. Cácđoàn thể quần chúng ở nhiều nơi cũng bị hành chính hóa, nội dung, hình thức vàphương pháp tập hợp nhân dân chậm đổi mới; không ít tổ chức cơ sở hoạt độngthất thường, hình thức, nhiều đoàn viên, hội viên không tha thiết gắn bó vớiđoàn thể của mình.
Để tận dụngthời cơ, vận hội, vượt qua những khó khăn, thách thức, phát huy mọi nguồn lựcxã hội và tiềm năng to lớn trong nhân dân, để góp phần thực hiện thắng lợi mụctiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì Đảng phải đổi mới,tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác vận động quần chúng, trong đó tập trungvào một số nội dung chính sau đây:
Thứ nhất,thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và cáctầng lớp nhân trong toàn xã hội về vị trí, vai trò của công tác dân vận trongtình hình mới; nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cho cán bộ, đảng viên vànhân dân, làm cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nắm vững, nhất trí với mụctiêu, quan điểm, nhiệm vụ công tác dân vận. Đổi mới, tăng cường tuyên truyền,cổ vũ, động viên các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việctốt trên mọi lĩnh vực, phát huy chủ nghĩa yêu nước, năng lực thực thi dân chủ,tinh thần sáng tạo, tự lực, tự cường, tạo ra phong trào hành động cách mạng củatoàn dân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Tăngcường công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Đấu tranh phản bác lạicác luận điệu xuyên tạc, chống đối, lôi kéo, kích động quần chúng của các thếlực thù địch trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ hai,tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận của các cấp chínhquyền, các cơ quan nhà nước. Ngày nay, khi chúng ta đang xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì công tác dânvận của các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước có vị trí cực kỳ quantrọng. Các cơ quan này vừa phải điều hành công việc theo chức năng quản lý nhànước đồng thời làm tốt công tác dân vận theo đúng quan điểm của Chủ tịch Hồ ChíMinh “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên củacác tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận.”
Mọi cán bộ,đảng viên đều phải có trách nhiệm nâng cao, sự hiểu biết về công tác vận độngnhân dân. Nhà nước tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chế độchính sách về các quyền và nghĩa vụ của công dân, nhất là những vấn đề về đấtđai, đền bù, giải phóng mặt bằng. Các cơ quan nhà nước, đặc biệt là nhữngngành, những đơn vị có quan hệ trực tiếp với dân, làm tốt việc công khai cácquy định, các tiêu chuẩn cụ thể về trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân củacán bộ, nhân viên chính quyền, công bố để nhân dân biết và kiểm tra việc thựchiện. Tổ chức tốt việc tiếp dân và giải quyết kịp thời những đơn thư khiếu tốcủa dân; cán bộ, đảng viên cơ quan chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầuthực hiện đối thoại với nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng củanhân dân. Các tổ chức, cấp ủy đảng lãnh đạo thực hiện nghiêm túc việc lấy phiếutín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồngnhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Thứ ba,tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới nội dung, phương thức trong phong trào thi đua yêunước trong các tầng lớp nhân dân. Nhà nước bổ sung, hoàn chỉnh các chính sáchkhuyến khích phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; ổnđịnh kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tái cơ cấu nền kinh tế, làm cho tìnhhình kinh tế chuyển biến ngày càng tốt hơn, đời sống nhân dân và tình hình xãhội ngày càng ổn định.
Chính quyềncác cấp quan tâm, đầu tư và cùng với nhân dân huy động các nguồn lực trong xãhội phát triển các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, khoa học, nhất làmiền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi có nhiều khó khăn. Bằngnhững hành động thiết thực, chăm sóc đời sống người về hưu, gia đình có côngvới cách mạng, thương binh và gia đình liệt sỹ. Phát huy vai trò của các đoàn thểquần chúng và nhân dân tham gia đấu tranh chống tiêu cực, nhất là đối với tệnạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Gắn chặt cuộc đấu tranh chống tiêu cựctrong Đảng, trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể với cuộc đấu tranh chống tiêucực ngoài xã hội, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Xâydựng và thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội; thực hiện quy định về việc Mặt trậnTổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xâydựng Đảng, xây dựng chính quyền. Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì cáccấp thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân,giải quyết hoặc phản ánh lên cấp trên và cơ quan chức năng giải quyết kịp thờinhững yêu cầu chính đáng của nhân dân. Tăng cường lãnh đạo công tác thông tin,báo chí, xuất bản kịp thời biểu dương những nhân tố mới, những kinh nghiệm tốt,những tấm gương sáng; mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tiêu cực,phê phán, đấu tranh kiên quyết với những quan điểm sai trái, lệch lạc, nhữngluận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch. Gắn với nhiệm vụ xâydựng, chỉnh đốn Đảng và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, chốngsuy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Thứ tư, đổimới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,các đoàn thể nhân dân. Xác định rõ hơn chức năng nhiệm vụ, giải quyết đúng đắnmối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý nhân dân làm chủ thông qua Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội, hội quần chúng. Nâng cao chấtlượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực củađời sống xã hội; cổ vũ các mô hình, điển hình tiên tiến; phát huy vai trò ngườitiêu biểu trong cộng đồng dân cư; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chínhđáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Đảng lãnhđạo xây dựng cơ chế, quy định để phát huy quyền chủ động của Mặt trận Tổ quốc,các đoàn thể trong vận động nhân dân, các hình thức tập hợp nhân dân phải đadạng, hướng các hoạt động về cơ sở; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác sơ kết,tổng kết về nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác đoàn thể nhân dân, định kỳ cấp ủy đảng các cấp làm việc, nghe báo cáo tìnhhình và định hướng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhândân; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chỉ thị,nghị quyết của Đảng về công tác vận động quần chúng, công tác mặt trận và cácđoàn thể; tiếp tục đưa nội dung lãnh đạo xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác đoàn thể nhân dân vững mạnh thành một trong những tiêu chuẩn đánh giá mứcđộ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức đảng các cấp.
Mặt trận Tổquốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội làm nòng cốt trong việc phát huydân chủ, năng lực trí tuệ, ý thức trách nhiệm công dân trong thực hiện giámsát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Thứ năm,đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận, xây dựng Đảngtrong sạch vững mạnh. Các tổ chức đảng từ Trung ương đến chi bộ đều phải lấycông tác vận động và chăm lo lợi ích của nhân dân làm một nội dung chủ yếutrong hoạt động của mình theo tiêu chí “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sứclàm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh.” Phải có kế hoạch thường xuyêntìm hiểu tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và có chủ trương,biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời. Phân công đồng chí chủ chốt trong cấp ủychuyên trách công tác dân vận. Nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng vàđội ngũ đảng viên, biểu dương những đảng viên gương mẫu, xử lý nghiêm nhữngphần tử thoái hoá, biến chất, ức hiếp quần chúng, lợi dụng chức quyền vi phạmlợi ích của nhân dân, khắc phục lối làm việc quan liêu, mệnh lệnh.
Thứ sáu,quan tâm hơn nữa việc lãnh đạo xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy đội ngũ cán bộlàm tham mưu và trực tiếp làm công tác dân vận. Có chính sách đào tạo, bồidưỡng, quy hoạch, thu hút cán bộ làm dân vận. Kiện toàn ban dân vận các cấp đủvề số lượng, cơ cấu, chất lượng; lựa chọn bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩmchất đạo đức, tác phong công tác, đủ sức làm tham mưu cho cấp ủy về công tácvận động quần chúng. Tránh tình trạng bố trí những cán bộ năng lực kém, sắp đếntuổi nghỉ hưu hoặc bị kỷ luật về công tác tại ban dân vận. Chỉ đạo các trườngđào tạo cán bộ của Đảng, các trung tâm chính trị xây dựng, hoàn thiện tài liệuhọc tập về chuyên ngành công tác dân vận; nâng cấp đào tạo đại học và sau đạihọc chuyên ngành dân vận.
Theo TTXVN(责任编辑:Thể thao)