- Đề xuất “chỉ cần học đến lớp 9 để có kiến thức cơ bản” củanam sinh lớp 12 đang làm dậy sóng dư luận và nhận được nhiều quan tâm của độcgiả. Các tin liên quan | Nhìn thẳng vào sự thật từ clip luận về giáo dục Các nhà giáo nói gì về clip luận về giáo dục?ọcsinhchỉcầnhọchếtlớlịch bóng đá bundesliga Nam sinh luận về giáo dục Việt gây choáng váng |
Cần phân phối lại chương trình Đề xuất táo bạo tưởng chừng như bất khả thi của cậu học trò lớp 12 này đã nhậnđược rất nhiều ủng hộ của cả các giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh. Các ý kiếncho rằng 3 năm phổ thông nên tập trung hướng nghiệp, dạy kỹ năng mềm, chỉ học các môngần với nghề nghiệp sau này. Độc giả Nguyễn Minh Hải đưa ý kiến 3 năm phổ thông chỉ nên dạy tập trung vào cácmôn mà các em đã lựa chọn để thi đại học và nên bỏ hẳn thi tốt nghiệp THPT. “Nếu làmnhư vậy thì chất lượng chuyên môn của học sinh sẽ cao và tập trung hơn. Bỏ thi tốtnghiệp sẽ tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội hơn” – độc giả này nhận xét. | Nam sinh trong clip gây xôn xao dư luận
|
Có cái nhìn mang tính xã hội hơn, độc giả Nguyễn Duy Hòa đưa lý do cho việc chỉhọc đến lớp 9 là đủ: “Vì quãng thời gian sống rất ngắn, mà lĩnh hội trithức thì cần kinh nghiệm sống. Mặt khác, bây giờ tuổi trẻ nhận thức rấtnhanh. Cần phải phân phối lại chương trình để người trẻ có thể cống hiếnvà làm được nhiều việc hơn cho xã hội”. Độc giả này cho rằng thời gian học (kểcả đại học) từ 16-17 năm là quá dài. Cùng chung quan điểm là độc giả Huỳnh Hải Bình. Anh Bình cho rằng cần kéo dài tuổithơ cho các em bằng cách cho trẻ đi học muộn hơn (8 tuổi) và chỉ nên học chương trình10 năm. “Hiện nay sau khi vào lớp 1 cha mẹ các em không còn thời gian cho con em mìnhsống với tuổi thơ mà chỉ cho con vào trường để rảnh rang kiếm sống. Các em phải họcmất 16 -17 năm, tuổi thơ bị cắt giảm sớm quá!” Một số độc giả lớn tuổi, đã từng trải qua giai đoạn giáo dục hệ 10 năm trước kiathì cho rằng việc chuyển sang hệ 12 năm là “phí phạm”. “Thế hệ chúng tôi chỉ học hếtlớp 10, nhưng những gì chúng tôi có từ ngày ấy sau 40 năm vẫn như còn ở trong đầu.Các bài toán, lý, hóa, văn, sử, địa, sinh vật vẫn đủ để kèm con, kèm cháu. Còn bâygiờ.....? "Ngày xưa cách đây 50 năm, thời Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đương nhiệm đã phân cấp HS,ai học hết lớp 7 mà không đủ điều kiện học nữa thì đã có các trường "Phổ thông Côngnghiệp" đào tạo thợ. Ai giỏi, có đủ điều kiện mới học lên để thi ĐH. Còn bâygiờ.....?” – bạn đọc Thái Thụy Hà so sánh. Dậy sóng Luồng ý kiến ngược chiều cho rằng đề xuất “chỉ học đến lớp 9” của nam sinh này cóphần “ngây ngô”, “thiếu khả thi”. Độc giả Bạch Phương nhận xét, quan điểm của cậu học trò lớp 12 “mới chỉ đúng mộtnửa vấn đề”, bởi sự khác biệt về môi trường sống giữa các vùng miền ở Việt Nam dẫnđến sự khác nhau về tầm hiểu biết, sự tiếp xúc của trẻ với xã hội. “Cậu sinh ra ở thành phố (có thể thế), xung quanh cậu có đầy đủ mọi nguồn thôngtin khác nhau để cậu có thể trưởng thành mà không cần đến trường. Thế nhưng trên đấtnước ta thử hỏi có bao nhiêu nơi có đầy đủ điều kiện như của cậu? Tôi ở cách bờ hồHoàn Kiếm chưa đầy 30km vậy mà tôi cảm nhận thấy sự khác biệt vô cùng lớn đấy anh bạnạ... Nếu không có chương trình giáo dục kiểu "hàn lâm" máy móc như hiện nay thì tôi elà những trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa,... những nơi chỉ có cuốn sách giáo khoa làthứ sản phẩm trí tuệ, là chỗ dựa và là đòn bẩy duy nhất cho cuộc đời họ để họ tiếnvào thế kỷ 21, sẽ khó có thể đứng lên để nói chuyện phải quấy với cậu đấy... Theocậu, liệu chúng ta có nên tạo cho họ một cơ hội để thay đổi cuộc đời?” – bạn đọc BạchPhương phân tích. Chị Nguyễn Mây thừa nhận những sai lầm trong việc lựa chọn ngành nghề của học sinhhiện nay, tuy vậy chị phản đối việc nam sinh này khẳng định “học sinh 15, 16 tuổi đãbiết xác định được khả năng và lối đi riêng” vì thiếu căn cứ. Với tư cách là một phụ huynh, chị Phạm Thị Hương Lan cho rằng học hết lớp 9 cóchăng chỉ đủ về kiến thức sách vở, chứ chưa đủ trưởng thành và hoàn thiện về mặt tínhcách cũng như tâm lý để tự xác định lối đi cho riêng mình. “Cháu tôi cãi anh chị tôivì cháu cho như thế là không có lỗi. Tôi thấy giật mình vì ngày xưa mình cũng cảmthấy thế nhưng chỉ là không dám cãi. Nhưng giờ đã có con, tôi đặt mình ở cả hai vịtrí và tôi có thể hiểu cháu tôi và anh chị tôi”. Riêng độc giả Nguyễn Sang thì cho rằng những quan điểm trong clip cho thấy cậu họctrò chưa hiểu hết về giáo dục, tuy nhiên nếu phủ nhận hoàn toàn nội dung có lẽ là bảothủ. Vấn đề quan trọng là sau những đoạn clip như thế này nếu không làm gì để thay đổithì sẽ có rất nhiều điều tương tự sẽ xảy ra với giáo dục. Kinh nghiệm giáo dục các nước Nhiều độc giả đưa ví dụ về tính thực tế của nền giáo dục các quốc gia khác. Du họcsinh Mỹ Chris Trang cho biết mặc dù giáo dục Mỹ không dừng lại ở lớp 9, nhưng từ lớp10 trở lên, học sinh được toàn quyền chọn những môn học phù hợp với định hướng tươnglại của mình. Dù vẫn có 4 môn cơ bản toán, văn, sử, khoa hoc, nhưng học sinh vẫn cóthể lựa chọn những môn phù hợp với những gì họ sẽ học trong tương lai (như trong clipcó nói kỹ sư xây dựng thì đâu cần phân tích tác phẩm văn học) – độc giả này chia sẻ. Bạn đọc Nguyễn Thoại từng học tại Cộng hòa Séc giai đoạn 1979 đến 1983 chia sẻ:“Lúc đó Tiệp Khắc học phổ thông trung học cũng chỉ 9 năm, tiếp sau trung học có hướngnghề 3 năm, sau đó mới thi vào đại học”. Về vấn đề kiến thức nặng nề, bạn đọc Mai Phương Tú đưa dẫn chứng chương trình mônToán 3 năm lớp 10, 11, 12 của Việt Nam chỉ được dạy ở cấp đại học của Mỹ. Nhiều độc giả cũng cho rằng chương trình giáo dục của ta nên thực tiễn hơn. Ví dụnhư một bạn đọc nêu ví dụ: “Ở CHLB Đức, trẻ 5 tuổi ở lớp mẫu giáo đã được cảnh sátvào tận trường dạy cho cách đi bộ sang đường, gặp đèn xanh đèn đỏ thì đi hay dừng thếnào. Lớp 4 là tất cả học sinh đều phải biết bơi. Ở cấp tiểu học họ dạy rất kỹ về đạođức làm người… Chính vì vậy trẻ em mới chỉ 7 - 8 tuổi đã rất bạo dạn, ứng xử chững chạc vànói năng rất mạch lạc trước người lạ”. - Hoàng Lan Huyền(tổng hợp)
|