Sau khi kết thúc các hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ,ủtướngvàphunhânđếnDubaibắtđầucáchoạtđộnghộinghịtỷ số bulgariaThủ tướng Phạm Minh Chínhvà phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thủ đô Ankara đến thành phố Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) bắt đầu các hoạt động Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP28).
Đón Thủ tướng và phu nhân tại sân bay quốc tế Al Maktoum, thành phố Dubai có ông Saif Al Shamsi - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao UAE về lễ tân; Đại sứ UAE tại Việt Nam Bader Almatrooshi và Đại sứ Việt Nam tại UAE Nguyễn Mạnh Tuấn.
Theo lịch trình dự kiến, trong ngày đầu tiên ở Dubai (1/12), Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp một số bộ trưởng của UAE. Sau đó, Thủ tướng đến Trung tâm Hội nghị COP28 dự lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng đồng chủ trì sự kiện “Huy động tài chính thực hiện cam kết của Việt Nam về biến đổi khí hậu” cùng Tổng Giám đốc toàn cầu Standard Chartered Bank. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam sẽ chứng kiến lễ trao biên bản ghi nhớ của Bộ Tài nguyên Môi trường với các đối tác và giữa doanh nghiệp, ngân hàng Việt Nam với các đối tác.
Một trong những hoạt động đáng chú ý, Thủ tướng sẽ có bài phát biểu khai mạc sự kiện “Huy động tài chính thực hiện cam kết của Việt Nam về biến đổi khí hậu”; đồng thời dự và phát biểu tại lễ công bố Kế hoạch huy động nguồn lực (RMP) triển khai JETP.
Thủ tướng sẽ gặp Thủ tướng Anh, Chủ tịch EC và Tổng thống Hungary và kết thúc hoạt động ngày đầu tiên ở Dubai bằng cuộc gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt tại đây.
Trong thời gian ở UAE, Thủ tướng dự kiến có bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới; Hội nghị Thượng đỉnh nhóm 77 và Trung Quốc về biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam sẽ làm việc, tiếp xúc với nhiều lãnh đạo tổ chức quốc tế và các tập đoàn lớn của UAE, dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - UAE.
Việt Nam sẽ công bố một số sáng kiến, cam kết mới tại COP28
Tại Hội nghị COP28, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến sẽ công bố một số sáng kiến, cam kết mới của Việt Nam để cùng cộng đồng quốc tế ứng phó tốt nhất với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị COP28 tiếp tục khẳng định quyết tâm của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với nỗ lực chung để giữ gìn, bảo vệ môi trường.
Trước đó, tại Hội nghị COP26 vào năm 2021 diễn ra ở Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tuyên bố cam kết của Việt Nam về đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Trong 2 năm qua, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương Việt Nam đã có những hành động quyết liệt và cụ thể nhằm đạt mục tiêu này.
Trong đó, có thể kể đến việc thông qua Quy hoạch Điện 8 với việc gia tăng đáng kể vị trí và đóng góp của năng lượng tái tạo trong tổng thể năng lượng điện của Việt Nam. Việt Nam cũng tham gia Tuyên bố chính trị về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với một số đối tác quốc tế, qua đó thu hút nguồn lực cho việc thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng tại Việt Nam.
Hội nghị COP28 dự kiến diễn ra từ ngày 30/11 đến 12/12. Đây là một trong những hội nghị quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất trong năm 2023. Dự kiến sẽ có hơn 70.000 đại biểu, bao gồm cả nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ và các nhà lãnh đạo thế giới, từ 197 quốc gia, EU và hàng nghìn tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, nhóm thanh niên và các bên liên quan khác.
Mục đích của hội nghị nhằm tạo diễn đàn để các quốc gia đưa ra những cam kết, hành động mới mạnh mẽ hơn trong đóng góp về tài chính, công nghệ, giảm phát thải khí nhà kính hướng tới thực hiện mục tiêu Thỏa thuận Paris.
Một trong những nội dung ưu tiên của Hội nghị COP28 lần này là sẽ tiếp tục thúc đẩy các bên giảm mạnh phát thải khí nhà kính và đưa phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ thông qua xây dựng các tiêu chuẩn, biện pháp giảm phát thải và đảm bảo việc thực hiện.
Bên cạnh đó, COP28 sẽ tiếp tục thảo luận xây dựng tuyên bố loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, thúc đẩy chuyển đổi là biện pháp trọng tâm thực hiện giảm phát thải để đạt mục tiêu ở ngưỡng 1,5 độ C vào cuối thế kỷ.
COP28 sẽ tiếp tục xem xét tiến độ thực hiện mục tiêu huy động 100 tỷ USD mỗi năm lẽ ra phải đạt được vào năm 2020; thảo luận mục tiêu huy động nguồn lực đến năm 2025 và dài hạn…