Công nhân lao động ở huyện Bến Cát nêu nguyện vọng với lãnh đạo tỉnh trong dịp tiếp xúc gần đây
Trong năm qua,ìnhtrạngchủdoanhnghiệpbỏtrốnnợlươngcôngnhânNangiảitìmcáchgiảiquyếbóng đá anh hôm nay do ảnh hưởng chung của tình hình suy thoái kinh tế, một số doanh nghiệp trong tỉnh đã gặp không ít khó khăn. Do đó, số chủ doanh nghiệp bỏ trốn cũng tăng đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận công nhân lao động do chưa được trả lương vào thời điểm gần Tết Nguyên đán năm 2010.Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), tính đến ngày 1-10-2009 toàn tỉnh còn 7 doanh nghiệp (DN) có chủ bỏ trốn, nợ lương của 1.709 công nhân (CN) với số tiền gần 3 tỷ đồng (chưa tính các loại nợ khác). Ngân sách tỉnh đã phải tạm ứng số tiền gần 1,5 tỷ đồng để trả lương cho CN, hiện vẫn còn 673 CN chưa được chi trả lương do chủ DN bỏ trốn với số tiền gần 1 tỷ đồng.
Theo thống kê của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, trong năm 2009 Bình Dương có 10 chủ DN bỏ trốn, cộng với 2 DN bỏ trốn của năm 2008 là 12 DN có chủ bỏ trốn. Gần đây nhất, chủ Công ty TNHH Hoằng Nhất có địa chỉ tại 2/23F, ấp Hòa Lân II, xã Thuận Giao, huyện Thuận An đã bỏ trốn, để lại số nợ lương CN và nợ cơ sở bao bì giấy Tân Thành Phát với số tiền trên 850 triệu đồng. Còn theo điều tra của cơ quan chức năng, nhiều DN có chủ bỏ trốn thực chất là DN vốn đầu tư nước ngoài nhưng núp bóng dưới danh nghĩa đầu tư trong nước, do người Việt Nam đứng tên. Do vậy, khi xảy ra sự cố làm ăn thua lỗ là chủ DN thực thụ bỏ về nước, để lại hàng đống nợ mà hậu quả là CN lao động phải gánh chịu thiệt thòi, còn ngành chức năng thì phải nan giải tìm cách giải quyết hậu quả cho những DN làm ăn kiểu trời ơi này để lại!
Để giải quyết vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Khương, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh, cho biết: “Trước hết là phải ưu tiên giải quyết số tiền nợ lương CN. Tuy nhiên, quy trình thủ tục thông báo chủ DN bỏ trốn để giải quyết theo đúng luật định thì LĐLĐ tỉnh lại không có đủ thẩm quyền. Do vậy, từ năm 2008 đến nay còn tồn đọng nhiều DN có chủ bỏ trốn mà vẫn chưa thanh toán hoặc hỗ trợ trả lương cho CN theo Quyết định 30/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đối với người lao động bị mất việc làm do DN khó khăn bởi suy giảm kinh tế”. Ông Khương cũng cho biết thêm, LĐLĐ tỉnh không biết làm gì hơn ngoài việc giới thiệu việc làm mới cho CN bị mất việc và đề nghị lên cấp cao hơn can thiệp. Cụ thể LĐLĐ tỉnh đã có văn bản kiến nghị với Tổng LĐLĐ Việt Nam có ý kiến với Chính phủ chỉ đạo cấp có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp buộc DN vi phạm trích tiền nợ vào quỹ BHXH theo các quy định của Nhà nước, đồng thời nâng mức xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 135/NĐ-CP của Chính phủ để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cũng trong năm qua, LĐLĐ tỉnh liên tục có văn bản kiến nghị UBND tỉnh và các sở ngành liên quan khẩn trương giải quyết số lương còn nợ cho CN lao động tại các DN có chủ bỏ trốn. Theo đó, UBND tỉnh cũng đã có văn bản giao cho Sở Kế hoạch - Đầu tư; Sở LĐ-TB&XH tham mưu giải quyết, nhưng cho đến nay, khi mà cái Tết Nguyên đán đã đến gần, công nhân của một số DN có chủ bỏ trốn vẫn còn bị nợ lương và chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
TÂM THƯ
Một số doanh nghiệp có chủ bỏ trốn điển hình
Công ty TNHH HaSon, Cụm công nghiệp Tân Định (Bến Cát) có vốn đầu tư Hàn Quốc. Công ty ngưng hoạt động từ tháng 7-2008. Nguyên nhân được xác định là chủ DN đã bỏ trốn và còn nợ lương của 669 CN và nhân viên văn phòng với số tiền gần 1 tỷ đồng. Công ty TNHH Diing Long, KCN Mỹ Phước I (Bến Cát), chủ DN là người Đài Loan, còn nợ BHXH - BHYT gần 300 triệu đồng; cơ quan BHXH tỉnh đã phải chi trả các chế độ ngắn hạn như thai sản, ốm đau cho công nhân của công ty với số tiền gần 2 tỷ đồng. Công ty TNHH G&T Kovico, KCN Việt Nam - Singapore (Thuận An) nợ lương của 633 công nhân với số tiền 1,46 tỷ đồng; UBND tỉnh đã phải duyệt chi tạm ứng ngân sách để trả lương cho công nhân. DN Tư nhân Phước Lộc (Tân Uyên) nợ lương 382 công nhân và tiền BHXH trên 1,4 tỷ đồng...
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)