Tiến sĩ công nghệ trẻ được Mỹ tìm mọi cách giữ lại vẫn về nước làm việc_tỉ lệ kèo 88.com
Lưu Nhược Bằng sinh năm 1983 ở Thiểm Tây,ếnsĩcôngnghệtrẻđượcMỹtìmmọicáchgiữlạivẫnvềnướclàmviệtỉ lệ kèo 88.com Trung Quốc. Từ nhỏ, anh đã bộc lộ khả năng tư duy khác biệt so với bạn đồng trang lứa. Trong khi bạn bè còn mải chơi, Nhược Bằng lại bận rộn với những suy nghĩ kỳ lạ. "Áo tàng hình" là ý tưởng bất ngờ anh nghĩ đến khi chơi trốn tìm. Lớn lên, Nhược Bằng không từ bỏ ý tưởng này mà ngày càng tiến gần hơn.
Khi đi học, thành tích môn Toán và Vật lý của Nhược Bằng luôn đứng đầu lớp. Năm lớp 11, anh đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi môn Vật lý cấp tỉnh Thâm Quyến (Trung Quốc). Đến năm lớp 12, Nhược Bằng tự nghiên cứu xong chương trình Toán cao cấp. Thời gian rảnh, anh thường nhận kèm sinh viên môn này.
Với những thành tích xuất sắc, trước khi tốt nghiệp cấp 3, Nhược Bằng được nhiều đại học top 1 Trung Quốc tuyển thẳng, trong đó có Thanh Hoa và Đại Bắc. Sau khi cân nhắc, anh quyết định chọn lớp ưu tú liên ngành của Viện Trúc Khắc Trinh thuộc Đại học Chiết Giang (Trung Quốc).
Sinh viên theo lớp ưu tú được đào tạo cởi mở, 2 năm đầu, không học môn chung, chủ yếu học Thiên văn học và Địa lý. Mỗi kỳ, nhà trường sẽ loại những sinh viên điểm thấp. 2 năm tiếp theo, sinh viên được chủ động học tập và lựa chọn hướng nghiên cứu. Chính phương thức đào tạo này của Đại học Chiết Giang đã thu hút được Nhược Bằng vì anh khao khát có một môi trường thoải mái thể hiện tài năng.
Với sự chăm chỉ, sau 2 năm đầu, nam sinh là một trong những sinh viên xuất sắc nhất của Viện Trúc Khắc Trinh. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, Nhược Bằng hứng thú với lĩnh vực Siêu vật liệu (Metamaterials).
Tuy nhiên, thời điểm đó, lĩnh vực này chưa được biết đến nhiều ở Trung Quốc. Thậm chí, cộng đồng học thuật vẫn tranh cãi siêu vật liệu có phải là giả khoa học không. Hơn một nửa số học giả hàng đầu không thừa nhận siêu vật liệu nhưng Nhược Bằng không bị lay động, vẫn tập trung ở phòng thí nghiệm từ ngày này qua ngày khác.
Nói về quá trình nghiên cứu, Nhược Bằng hào hứng chia sẻ: "Tạo ra siêu vật liệu giống nấu ăn, chúng ta thường hầm, xào, hấp, luộc và nướng để thay đổi vị và kết cấu của món ăn. Tương tự, siêu vật liệu cũng phải sắp xếp các nguyên tử và phân tử mới để tạo ra vật liệu có tính chất đặc biệt tự nhiên không có. Việc này đòi hỏi kiểm soát chính xác kích thước và hình dạng của các cấu trúc siêu nhỏ".
Sau 2 năm nghiên cứu, trước khi tốt nghiệp đại học, Nhược Bằng xuất bản một số bài báo trên tạp chí học thuật quốc tế. Thời điểm này, cộng đồng khoa học cơ bản đã công nhận siêu vật liệu. Tốt nghiệp đại học năm 2006, Nhược Bằng nhận học bổng toàn phần của Đại học Duke (Mỹ) và bắt đầu hành trình mới với chuyên ngành Kỹ thuật Máy tính điện tử.
Quyết định học thạc sĩ và tiến sĩ trái ngành, Nhược Bằng hy vọng có thể sử dụng công nghệ điện tử vào quá trình phát triển siêu vật liệu. Quá trình nghiên cứu và phát triển của anh được ví dài như việc Edison phát minh bóng đèn - phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm trước khi tìm ra dây tóc vonfram.
Khoảng thời gian học tại Đại học Duke, Nhược Bằng dành cả ngày trong phòng thí nghiệm. Đôi khi có hàng trăm triệu tổ hợp, nhưng anh chỉ lấy được một số hoán vị đáp ứng yêu cầu. Sau 3 năm nghiên cứu chăm chỉ, cuối cùng anh phát hiện một loại siêu vật liệu có thể chế tạo thành "áo tàng hình".
Tháng 1/2009, Nhược Bằng tổng hợp kết quả nghiên cứu thành một bài báo và xuất bản với tư cách là tác giả độc lập trên Tạp chí Nature. Nhận xét về dự án của Nhược Bằng, Nature đánh giá: "Đối với lĩnh vực khoa học vật liệu, nghiên cứu này có tính đột phá". Một năm sau, Tạp chí Sciencecũng xếp nghiên cứu của Nhược Bằng thuộc top 10 đột phá khoa học và công nghệ quan trọng nhất của thập kỷ.
Trước khi sản phẩm "áo tàng hình" của Nhược Bằng được hoàn chỉnh, Bộ Quốc phòng Mỹ đã liệt kê siêu vật liệu này nằm trong top 6 công nghệ đột phá. Nghiên cứu của Nhược Bằng có khả năng làm sóng điện từ thay đổi hướng. Khi vượt qua vật thể được bao phủ bởi siêu vật liệu sẽ đạt hiệu ứng tàng hình, nên có thể áp dụng vào quân sự và quốc phòng.
Nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ siêu vật liệu, lúc đó, Mỹ đưa ra mức giá cao ngất ngưởng để mua và mong muốn giữ Nhược Bằng ở lại tiếp tục nghiên cứu.
Dù được Mỹ đưa ra đãi ngộ tốt nhưng sau khi nhận bằng tiến sĩ của Đại học Duke vào năm 2009, Nhược Bằng vẫn quyết định về nước khởi nghiệp. Năm 2010, anh về nước cùng bốn cộng sự khác đều có năng lực nghiên cứu siêu vật liệu. Ngay lập tức, nhóm nhận được sự trợ giúp của chính quyền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), thành lập Viện Nghiên cứu Công nghệ Quang Khải (thường gọi là Viện Nghiên cứu Kuang-Chi). Khi đó, ở tuổi 27, TS Nhược Bằng giữ chức viện trưởng trẻ nhất cả nước.
Theo Sohu, với hơn 300 nhà nghiên cứu, chỉ trong 2 năm, Viện Quang Khải đã sở hữu 1.800 bằng sáng chế. 10 năm qua, 86% tổng số đơn xin cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực siêu vật liệu trên toàn cầu thuộc sở hữu của viện. Tính đến đầu năm 2021, Viện Quang Khải đã nộp đơn xin tổng cộng 5.815 bằng sáng chế và được cấp phép 3.544.
Từ năm 2010 đến năm 2016, Viện Quang Khải đã chuyển từ đơn vị nghiên cứu sang tập đoàn toàn cầu, trải dài khắp 5 châu lục và 12 quốc gia. Hiện, TS Nhược Bằng và nhóm nghiên cứu chủ yếu tập trung ứng dụng siêu vật liệu vào lĩnh vực công nghệ vũ trụ. Nổi bật là dự án "đám mây" cung cấp mạng không dây trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
"Đám mây" khi bay cao có thể phủ sóng wifi, thu thập thông tin và truyền dữ liệu ổn định. Được trang bị tính năng hiện đại, nó khắc phục những hạn chế của vệ tinh, đồng thời hỗ trợ con người quan sát trái đất và phát huy hiệu quả khi cứu trợ. Vật liệu bên ngoài "đám mây" được viện nghiên cứu và sản xuất, bên trong chứa khí heli giúp nó bay lên độ cao 20.000m (so với bề mặt trái đất) không cần đường băng.
Sau thành công của dự án, Viện Quang Khải tiếp tục nghiên cứu tàu "vũ trụ du hành" có khả năng bay lên độ cao 24.000m, vào khu vực gần không gian trái đất. Tại đây, tàu có thể cung cấp dịch vụ wifi chất lượng tốt và thực hiện các hoạt động giám sát hiệu quả. Đặc biệt, tàu còn có khả năng chụp ảnh mặt đất với độ phân giải cao vài chục cm/pixel từ độ cao này.
Nhóm nghiên cứu của TS Nhược Bằng đang trong quá trình hợp tác với Viện Kỹ thuật Vũ trụ Thượng Hải thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc để triển khai dự án du lịch vũ trụ có người lái bằng tàu du hành. Dự kiến, chuyến đi sẽ đưa hành khách lên không gian gần trái đất trong 1 tiếng.
Hiện nay, ngoài là Viện trưởng Viện Công nghệ Cao cấp Quang Khải (tiền thân là Viện Nghiên cứu Công nghệ Quang Khải), TS Nhược Bằng còn kiêm chức chủ tịch HĐQT tập đoàn Khoa học & Công nghệ Quang Khải.
Sau 14 năm về nước để lập nghiệp, đến nay TS Nhược Bằng sở hữu khối tài sản ròng khoảng 9 tỷ NDT (tương đương 31.763 tỷ đồng). Trước đó, tiến sĩ công nghệ trẻ của Trung Quốc từng nhiều lần lọt vào danh sách người giàu U40 tự thân toàn cầu của Hurun.
Cô gái khiếm thính vượt khó lấy bằng tiến sĩ ĐH số 1 châu Á giờ ra sao?TRUNG QUỐC - Bị điếc từ 6 tháng tuổi, trải qua hành trình nỗ lực để trở thành tiến sĩ tại Đại học Thanh Hoa, Giang Mộng Nam vừa lên xe hoa và đang làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ. Cô được coi là nhân vật truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ.本文地址:http://sub.rgbet01.com/html/297d999684.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。