Trong một thời gian dài,ĐứcsẽkhônghoàntoàncấmHuaweithamgiamạmấy giờ đá banh chính phủ Đức, đặc biệt là Thủ tướng Angela Merkel, đã cố gắng cân bằng giữa áp lực của Mỹ về việc cấm Huawei vì lý do an ninh và lo ngại ảnh hưởng đến mối quan hệ với Trung Quốc, một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của họ. Và việc ra đời Đạo luật bảo mật CNTT lần này sẽ giúp cân bằng sự lo ngại đó.
Đạo luật bảo mật CNTT 2.0 sẽ cho phép Văn phòng Liên bang về An ninh Thông tin (BSI) có nhiều quyền lực hơn trước đây để kiểm tra các nhà cung cấp thiết bị cho các hệ thống thông tin quan trọng của Đức, bao gồm mạng di động, mạng được sử dụng trong các bệnh viện và hệ thống giao thông, cũng như mạng của chính phủ liên bang. Không giống như một số quốc gia châu Âu khác, như Anh hoặc Thụy Điển, luật mới vẫn cần được Hạ viện Đức thông qua, không cấm rõ ràng các nhà cung cấp Trung Quốc như Huawei. Tuy nhiên, rào cản sẽ được nâng lên nếu Huaweihoặc các nhà cung cấp Trung Quốc khác được phép xây dựng các hệ thống thông tin quan trọng đó ở Đức, bao gồm cả mạng 5G. Theo báo cáo của tờ Süddeutsche Zeitung, một tờ báo có trụ sở tại Munich và là một trong những tờ nhật báo lớn nhất của Đức thì sẽ có một quy trình kiểm tra bảo mật hai lớp đối với các nhà cung cấp thiết bị. Theo đó, các nhà khai thác mạng thông tin phải thông báo trước cho BSI về thiết bị quan trọng mà họ định sử dụng. BSI sẽ tiến hành kiểm tra an ninh của các thiết bị này ở mức độ kỹ thuật. Nếu họ nghi ngờ có nguy cơ bảo mật, một cuộc kiểm tra chính trị sẽ được thực hiện về độ tin cậy của nhà sản xuất và Thủ tướng Liên bang sẽ có quyền quyết định cuối cùng có nên chọn thiết bị của nhà sản xuất này hay không. Một số ý kiến cho rằng, lớp kiểm tra thứ hai sẽ nâng cao rào cản chống lại Huawei, vì tất cả các công ty Trung Quốc đều có ràng buộc hợp tác về mặt pháp lý với các cơ quan tình báo của nước này. Đây được xem là rào cản quá lớn để Huawei có thể tham gia vào việc triển khai và xây dựng mạng lưới thông tin trong tương lai của Đức. Nhận định về Đạo luật mới này, ông Nils Schmid - một nghị sĩ của Đảng Dân chủ Xã hội Đức cho rằng: “Rõ ràng là phụ thuộc rất nhiều vào cách nó được áp dụng, nhưng điều quan trọng là nó cho chúng ta khả năng loại trừ Huawei. Bây giờ tất cả phụ thuộc vào việc liệu ý chí chính trị có thực hiện được hay không”. Rào cản mới có thể gây ra vấn đề cho Deutsche Telekom, nhà khai thác viễn thông lớn nhất của đất nước, vốn phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị của Huawei. Đạo luật bảo mật CNTT 2.0 không chỉ rõ liệu thiết bị trên mạng có nên được gỡ bỏ nếu thấy nó không an toàn hay không, mặc dù nó yêu cầu các nhà khai thác các cơ sở hạ tầng quan trọng phải lưu trữ dữ liệu mạng trong 4 năm, để các cuộc tấn công mạng có thể được theo dõi lại ngay cả khi chúng không được phát hiện ngay lập tức. Trong khi đó, người phát ngôn của Huawei nói với Reuters rằng, công ty hoan nghênh đạo luật mới này của chính phủ Đức. “Đối với các mạng 5G, điều này có nghĩa là có các tiêu chuẩn bảo mật cao hơn và bình đẳng cho tất cả các nhà cung cấp”. Phan Văn Hòa(theo Telecoms) Huawei sẵn sàng chấp nhận điều kiện của Thụy Điển để thoát lệnh cấm 5GMột quan chức Huawei cho biết công ty sẵn sàng đáp ứng bất kỳ điều kiện nào mà chính phủ Thụy Điển có thể đưa ra về thiết bị 5G và thực hiện các biện pháp khác để giảm lo ngại. |