Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Cúp C1 >Bữa cơm ăn cùng ớt của học trò và nước mắt cô giáo_nhận định bắc macedonia

Bữa cơm ăn cùng ớt của học trò và nước mắt cô giáo_nhận định bắc macedonia

2025-01-15 17:08:51 Nguồn:BetwayTác Giả:Nhà cái uy tín View:689lượt xem

Ngày mới vào nghề,ữacơmăncùngớtcủahọctròvànướcmắtcôgiánhận định bắc macedonia cô Cao Thị Nghĩa bật khóc khi nhìn bữa cơm của học sinh chỉ có quả ớt và nước lã. Bữa cơm ấy đã thôi thúc cô Nghĩa bám trụ với trường miền núi 13 năm nay.

Những bữa ăn không cá, thịt

Trong căn nhà bếp lụp xụp, không có điện, đám học sinh ngồi vây quanh nồi cơm. Mỗi đứa tay bốc cơm, tay kia cầm quả ớt đưa vào miệng mút, kế đó là ca nước lã.

{keywords}

Cô Cao Thị Nghĩa tâm sự về học trò. Ảnh: Quyên Quyên

“Tôi nhìn cảnh ấy mà trào nước mắt. Bọn trẻ dùng ớt để có vị cay kích thích ăn được nhiều cơm hơn. Bố mẹ đi làm nương rẫy, trẻ con ở nhà tự nấu một nồi cơm ăn cả ngày", cô Cao Thị Nghĩa (Trường tiểu học Mường Lống I, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) tâm sự.

Lúc bấy giờ, trong đầu cô giáo vùng cao hiện ra hai hình ảnh đối lập: Nhóm học sinh thành phố có điều kiện học hành, đời sống vật chất đầy đủ và lũ trẻ nhem nhuốc trong căn bếp xập xệ.

Từ đó, cô Nghĩa tình nguyện gắn bó lâu dài với trẻ em vùng khó. Nữ giáo viên cho biết, hiện tại, đa số bữa ăn của học sinh đã được cải thiện do ở bán trú 2 buổi/tuần, nhưng nhiều gia đình vẫn ăn cơm với ớt và nước lã.

Chia sẻ về bữa ăn học trò vùng cao, cô Lê Thị Hằng, người 33 năm giảng dạy tại các trường tiểu học của huyện nghèo Lang Chánh, Thanh Hóa kể lại: “Lần đầu tiên lên nhận công tác, nhìn học sinh bốc cơm ăn với muối hạt, tôi đã khóc”.

Rồi cô Hằng trở thành người con trong bản, quen dần với những bữa cơm chỉ có rau ngót. Thi thoảng, “sang trọng” hơn là thịt, cá ướp muối, bởi nơi đây thiếu nước ngọt, không có ao hồ.

Cô Hằng kể lại, học sinh người dân tộc thường nhịn ăn đến trường. Nhiều lần các em lả đói trong giờ học, cô giáo phải pha mỳ tôm cho ăn tạm. Những khi trời mưa gió, giáo viên không đi lấy được gạo, dân bản lại san sẻ số ngô, khoai ít ỏi. Cô giáo gắn bó với thôn bản qua từng mùa khó khăn như vậy.

Cô Chu Thị Thu Hường (Trường tiểu học Nà Lẩy, huyện Ba Bể, Bắc Kạn) kể lại kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời gieo con chữ: “Trong ngày thi học kỳ I, buổi trưa các em ở lại trường. Thương học trò quá, tôi cùng bạn đồng nghiệp bắc bếp thổi cơm. Bữa ăn chỉ có bát canh cải nương và ba con mắm mặn. Các em ăn ngon lành, vừa nhai cơm, vừa cười tít mắt”.

Trường học toàn thầy giáo

Các điểm trường lẻ thuộc vùng đặc biệt khó khăn đều không có điện, đường và sóng điện thoại. Thầy cô giáo cắm bản đã có nhiều câu chuyện "cười ra nước mắt".

{keywords}

Thầy Hiệp (đầu tiên) và con đường đất gian nan. Ảnh: NVCC

Thầy giáo Nguyễn Hồng Hiệp (quê gốc Hưng Yên) về giảng dạy tại Trường Tiểu học Tri Lễ 4 - huyện Quế Phong - tỉnh Nghệ An. Nằm cách xa trung tâm huyện hơn 40 km, chưa có đường đi, trường của thầy Hiệp có 100% giáo viên là nam giới (41 người).

Thầy Hiệp kể, đường đi chủ yếu do nhân dân tự đào, có khúc quanh co theo sườn núi, một bên dốc, một bên vực rất nguy hiểm. Mỗi khi trời mưa bão, trường thường bị cách ly với các vùng khác.

Vì thế, dù nơi công tác ở cách xa nhà hơn 40 km, nhưng mỗi năm thầy Hiệp chỉ được về hai lần vào dịp hè và lễ Tết, bằng cách đi bộ. Hè năm 2004, một người thân trong gia đình thầy mất, nhưng phải đến 2 tháng sau khi trở về nhà, thầy mới biết thông tin.

Không chỉ khó khăn về vật chất, những giáo viên cắm bản gặp nhiều thiếu thốn về tinh thần. Cô Lò Thị Chiển, Trường mầm non Nậm Khăn (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) chia sẻ, ngày mới lên công tác, giáo viên mỗi tối phải vào nhà dân xin ngủ nhờ.

Không có điện và sóng điện thoại, cô Chiển kể: “Ở cạnh trường có một cây cao, tôi và đồng nghiệp thường trèo lên hứng sóng. Mình là người có gia đình, nhiều lúc nhường cho em lên trước để nói chuyện với người yêu được lâu hơn”.

Giáo viên học tiếng dân tộc để dạy trò

Buổi đầu tiên lên lớp, cô giáo Cao Thị Nghĩa và học trò bất đồng ngôn ngữ, bởi 100% các em là người H’Mông. Những buổi tiếp theo, cô Nghĩa phát hiện trình độ nhận thức của học sinh quá hạn chế so với yêu cầu chung. Mọi nỗ lực hướng dẫn, giảng dạy của cô dường như không ai hiểu.

Lúc chán nản, cô Nghĩa lại tự an ủi chính mình rằng, với điều kiện sống thiếu thốn như thế, các em sao phát triển được năng lực đầy đủ.

{keywords}

Thầy và trò

Trường Tiểu học Tri Lễ 4 - huyện Quế Phong - tỉnh Nghệ An

Thầy Lường Văn Thọ (sinh năm 1988, Trường tiểu học Suối Tọ 2, huyện Phù Yên, Sơn La) cho rằng, khó khăn của nghề giáo vùng cao thực sự bắt đầu khi thầy giảng bài, trò ngơ ngác. Ban đầu, thầy Thọ và học sinh giao tiếp bằng ký hiệu. Để khắc phục khó khăn, người thầy đăng ký và tham gia theo học lớp tiếng H'mông.

Thầy Lò Văn Xuân có thâm niên công tác trên 30 năm tại Trường tiểu học Mường Lèo (xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La) đã thành thạo luôn các tiếng của dân tộc H' Mông, Khơ mú.

Thầy Xuân nhận định, giáo viên ở đây không chỉ giảng dạy mà còn là tuyên truyền viên tích cực. Bởi người dân nơi đây luôn có quan niệm giống nhau: Sinh con để làm nương rẫy, phụ giúp cha mẹ; Sinh con để bế em; Con học hay không là việc của thầy cô…

Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng GD&ĐT chia sẻ trong buổi gặp gỡ 64 giáo viên cắm bản tiêu biểu: “Làm giáo dục đã khó, nhưng làm giáo dục ở vùng sâu, vùng xa còn khó gấp trăm lần. Ở vùng núi, chất lượng cũng là số lượng, các thầy cô duy trì sĩ số lớp học đã là thành công. Điều làm nên thành công đó đó chính là tình yêu nghề. Ngành GD&ĐT thực sự cảm ơn các thầy cô giáo đã và đang bám trụ ở những vùng khó khăn".

(Theo Quyên Quyên/ Zing)

Tác Giả:Thể thao
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái