- Trong số 39 nhà giáo nhân dân được phong tặng năm nay,ườithầynhậndanhhiệuNhàgiáonhândânởtuổmc vs burnley soi kèo người cao tuổi nhất làGS Lê Quang Long, 95 tuổi.
GS.TS Lê Quang Long được biết đến là người thầy tiêu biểu trong thế hệ giáo viênđầu tiên ở các cấp trung học dưới chế độ mới.
Với đào tạo đại học, thầy cũng là thế hệ giảng viên đầu tiên của nước Việt NamDân chủ Cộng hòa – là người thầy đầu tiên của khoa Sinh học, ĐH Sư phạm Hà Nội -đào tạo nên thế hệ các nhà Sinh học Việt Nam đầu tiên.
GS Lê Quang Long nhận danh hiệu từ Chủ tịch nước. Ảnh: Văn Chung |
Những cựu học sinh của thầy Lê Quang Long tại các trường trung học sau này đềutrở thành những nhà hoạt động chính trị, xã hội, quân sự và khoa học, nhà giáodục thành đạt. Nhiều sinh viên của thầy đã trở thành những nhà khoa học Sinh họcđầu ngành, công tác tại những trung tâm khoa học lớn của đất nước như Đại họcQuốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam…
Trong thời gian công tác tại Khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, GS.TSLê Quang Long đã chủ trì nhiều đề tài khoa học, từ khi đất nước còn trong chiếntranh và cho tới sau này. Như những công trình nghiên cứu về cá, các đề tàinghiên cứu phục vụ Quốc phòng (trong chiến tranh gọi là đề tài tuyệt mật).
Tính từ năm 1970 đến nay, ông đã viết gần 100 đầu sách, trong đó 50 đầu sáchđược viết trong những năm về hưu. Đó là những giáo trình đại học, sách giáo khoaphổ thông, sách tham khảo, chuyên đề sau đại học và từ điển. Ông trở thành tácgiả được Nhà xuất bản Giáo dục tín nhiệm với những đầu sách hay, sách đẹp, đượctái bản nhiều lần như: Bộ ba Từ điển tranh về động vật, về thực vật; Từ điểnSinh học phổ thông; ba tập Chuyện lạ có thật về động vật, về thực vật, về conngười… Bên cạnh đó, GS.TS Lê Quang Long còn có rất nhiều công trình khoa họcđăng trên các tạp chí khoa học trong nước và ngoài nước.
Công trình đáng nói nhất của ông là cuốn Hóa điện phản xạ và trí nhớ (xuất bảnnăm 1973, tái bản năm 2003). Trong lời giới thiệu, GS. TS Tạ Quang Bửu có đoạnviết: “Vì cuốn sách viết rất rõ ràng và hấp dẫn về những vấn đề quan trọng nêntôi đã đọc một mạch và sau khi đọc xong, sách để lại cho tôi một cảm giác thoảimái vì đã tiếp thu được rất nhiều mà không phải lao động nhiều lắm”.
Có người gọi ông là giáo sư “không có tuổi già”; còn GS. TSKH, Nhà giáo ưu túTrần Kiên (nguyên Chủ nhiệm khoa Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội) viết về ôngtrong cuốn hồi ký (năm 2008) như thế này: Hệ thống kiến thức bài giảng của thầyđược cấu trúc với những nét độc đáo và đặc sắc, trong đó có sự nhuần nhuyễn hợplý giữa khái niệm, định nghĩa với các ví dụ về những sự kiện khoa học của bàigiảng…
Không chỉ đóng góp cho nền giáo dục của Việt Nam, GS Lê Quang Long còn có cônglao không nhỏ trong việc khôi phục nền đại học Campuchia sau nạn diệt chủng PônPốt.
Theo đề nghị của Campuchia, phái đoàn Việt Nam do bà Nguyễn Thị Bình làm trưởngđoàn đã sang truyền đạt kiến thức cho những người đồng nghiệp tương lai - nhữngngười sẽ đặt nền móng cho nền đại học Campuchia. GS Lê Quang Long đã giúp bạnbiên soạn và xây dựng 3 bộ giáo trình bằng tiếng Pháp… Với những đóng góp chonền đại học Campuchia, ông đã được Thủ tướng Hun-xen ký tặng Huân chương Hữunghị Việt Nam - Campuchia.
PGS.TS Mai Sỹ Tuấn, trưởng khoa Sinh học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: Cánhân tôi là học trò được thầy dạy dỗ trực tiếp. Thầy giảng thì thú vị đến nỗichúng tôi chỉ biết nghe, nghe đến say mê mà quên cả ghi chép bài. Tôi học thầycũng đã 41 năm rồi (vào những năm 1972 – 1973), thế mà đến giờ vẫn còn nhớ nhữngví dụ thầy dạy: Tại sao ion K lại đi qua màng tế bào dễ hơn ion Na – bởi thầydạy tôi, giống như hai người, một béo, một gầy tranh nhau đi qua một cái cửahẹp. Anh gầy bé – nhẹ nhàng có ưu thế, còn anh to béo tranh mãi mà vẫn bị mắclại. Và cứ những ví dụ như vậy, chúng tôi mới hiểu nguyên lý của dẫn truyền xungthần kinh là thế nào.
Với chúng tôi đã 30 – 40 năm đi dạy học, cho dù bây giờ người ta nói nhiều tớiđổi mới phương pháp dạy học thì cách dạy của thầy và dạy được như thầy vẫn làđiều mơ ước”.
Ngân Anhtổng hợp
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)