GS Lê Ngọc Thạch từng là giảng viên Khoa Hóa học,ữngthầygiáochitiềntỷđểlậphọcbổngchosinhviênnghèkèo mc vs mu Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, là người thầy của nhiều thế hệ sinh viên ngành hóa ở các trường đại học phía Nam. Ngoài việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ông viết nhiều giáo trình, sách tham khảo. Hiện đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn thỉnh giảng ở trường đại học.
GS Thạch từng theo học tại trường Petrus Ký (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM). Sau khi tốt nghiệp, năm 1976, ông học khoa Hóa, trường Khoa học Đại học đường (hiện là Đại học Khoa học Tự nhiên).
Ba năm sau, ông được khoa giữ lại làm trợ giảng, hỗ trợ công tác học vụ và phụ tá GS.TSKH Lê Văn Thới, rồi trở thành giảng viên chính thức.
Thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Tổ chức hành chính - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết, GS Thạch được nhiều thế hệ học trò khoa Hóa yêu mến bởi sự uyên bác trong chuyên môn và phong thái gần gũi, giản dị.
Năm 2017, giáo sư thạch bỏ ra 1,5 tỷ đồng cùng nhà trường sáng lập giải thưởng Lê Văn Thới dành cho sinh viên ngành Hóa có nghiên cứu, luận án xuất sắc. Năm 2023 ông tiếp tục ủng hộ thêm vào giải thưởng này 500 triệu đồng. Giải thưởng Lê Văn Thới trao cho các khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ với mức 30-50 triệu đồng. Ngoài ra, năm 2021, giáo sư Thạch tài trợ một tỷ đồng để hội Hóa học TPHCM thành lập giải thưởng Lê Văn Thới về Hóa học xanh cho những nghiên cứu về phát triển bền vững.
Giải thưởng Lê Văn Thới về Hoá học xanh sẽ trao giải cho các công trình liên quan đến Hóa học Xanh, đó có thể là những công trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang thực hiện liên quan đến xử lý chất thải, nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải tiến quy trình, tiết kiệm nhiên nguyên liệu, tái chế sử dụng hóa chất… đảm bảo các nguyên tắc Hóa học xanh và kỹ thuật xanh.
Theo ông Quán, GS Thạch bắt đầu làm thiện nguyện từ thời trung học, bằng cách góp công sửa nhà, xây đường, giúp đỡ mái ấm trẻ mồ côi. Sau này đi làm, ông đóng góp được nhiều hơn, bằng nhiều cách khác nhau.
Ngoài tiền, thầy Thạch tặng hàng nghìn đầu sách, tài liệu ngành Hóa cho thư viện Đại học Quốc gia TPHCM. Ông cũng làm tình nguyện viên ở một quán cơm từ thiện gần nhà và trại phong Bến Sắn (Bình Dương). Nhiều học sinh, sinh viên được ông đồng hành, hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng.
Mới đây, lúc đồng bào miền Bắc bị lũ lụt bởi ảnh hưởng của bão Yagi, GS Lê Ngọc Thạch đã rút sổ tiết kiệm mang 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc đang bị lũ lụt. Đây vốn dĩ là số tiền được ông dự định dùng để dưỡng già.
PGS Đoàn Văn Điện, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TPHCM dành 2 tỷ lập quỹ học bổng cho sinh viên nghèo.
Chia sẻ về việc này, PGS Đoàn Văn Điện nói, cách đây 20 năm, ông nung nấu trong tâm trí phải lập một quỹ học bổng để giúp sinh viên nghèo hiếu học. Ông tâm sự ý tưởng này với bà xã và nhận được sự ủng hộ.
“Mình không có điều kiện làm tất cả nhưng ít ra 1 quỹ học bổng nhỏ nhoi có thể khích lệ các em thành người, để các em trưởng thành xây dựng đất nước” - ông nói.
Vị phó giáo sư ở tuổi 89 cho hay, lúc đầu ông nghĩ rằng hàng năm sẽ dành một khoản đến trao cho Trường Đại học Nông lâm TPHCM để nhà trường tặng sinh viên nghèo. Suy đi nghĩ lại ông lo sợ sau này trăm tuổi, con cái có hoặc không nối tiếp công việc của mình. Vì vậy ông quyết định dành 2 tỷ đồng để lập quỹ học bổng mang tên mình.
Số tiền này PGS Điện uỷ thác hoàn toàn cho Trường Đại học Nông lâm TPHCM để nhà trường trao cho sinh viên nghèo hàng năm theo những tiêu chuẩn ông và nhà trường bàn bạc khi lập quỹ.
“Đây là phần thưởng cao quý nhất cuộc đời tôi, khi được đóng góp cho các thế hệ sinh viên sau này”- PGS Đoàn Văn Điện nói. Ông cũng mong quỹ học bổng sẽ dành 1 phần cho các thầy cô, vì chính họ là người góp phần giảng dạy sinh viên.
Về nguồn gốc số tiền, PGS Đoàn Văn Điện nói, đây là mồ hôi, công sức của ông. Sau thời gian nghỉ hưu ở trường công, PGS Điện đã có thời gian làm hiệu trưởng trường tư thục vì vậy có thêm phần kinh phí.
“Lương hưu chỉ có 6 triệu đồng, nhưng tôi cho rằng biết đủ thì sống đủ”- PGS Đoàn Văn Điện nói.
顶: 61踩: 75
评论专区