Nhóm các nhà thiên văn thuộc Đài quan sát quốc gia Nhật Bản đã công bố một khám phá lạ thường: Một lỗ đen với kích cỡ sao Mộc đang du hành xuyên qua thiên hà chúng ta. Lỗ đen ra đời do sự sụp đổ bên trong lõi của một ngôi sao khi chết đi. Chúng có rất nhiều kích cỡ và được xếp loại vào các lớp. Một lỗ đen có thể chỉ nhỏ vài cây số,ộtlỗđenkíchcỡsaoMộcđangdichuyểnxuyênthiênhàxếp hạng bóng đá u23 châu á hoặc to bằng cả một hành tinh. Lỗ đen lớn nhất to bằng hàng tỷ mặt trời gộp lại, được cho là tồn tại ở tâm thiên hà. Các lỗ đen có kích cỡ bằng một hành tinh được xếp vào loại trung bình, với lỗ đen lớn nhất ở lớp này cũng chỉ bằng Mặt trời. Chúng hiếm hơn nhiều so với hai loại còn lại và thường di chuyển một mình vô định trong không gian. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy các lố đen lang thang này trong những dịp hiếm hoi, khi chúng gặp phải một loại vật chất nào đó (đám mây khí hoặc một ngôi sao), và bắt đầu nuốt chửng nạn nhân. | Các nhà khoa học chỉ phát hiện ra lỗ đen khi nó tương tác với một loại vật chất khác trong vũ trụ. Ảnh: Curiosmos. |
Đây chính xác là điều mà nhà thiên văn học Shunya Takekawa và nhóm của ông đã phát hiện ra: Một loạt các gợn sóng trong đám mây khí liên sao, cho thấy sự hiện diện của một lỗ đen khối lượng trung bình đang đi ngang qua nó. |