TheĐưadượcliệutrởthànhthếmạnhcủangànhdượcViệsoi kèo xiên hôm nayo thống kê, trong năm 2012, doanh thu sản xuất thuốc từ dược liệu tại Việt Nam đạt 3.500 tỷ đồng (gấp hơn 1,75 lần so với doanh thu năm 2010). Trong số 20 loại dược liệu có nhu cầu dùng cho sản xuất thuốc lớn nhất năm 2011, Artiso đứng đầu danh sách với số lượng tiêu thụ lên tới 2000 tấn/năm, tiếp theo là Đinh lăng với hơn 900 tấn/năm…Như vậy, có thể nói dược liệu chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai, chứ không phải là nguồn nguyên liệu hóa dược mà chúng ta đang mất nhiều thời gian và công sức để theo đuổi trong nhiều năm qua.
Đây là nhận định của TS. Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế tại “Hội nghị xúc tiến đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ phát triển sản xuất thuốc dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2014: Đưa dược liệu trở thành thế mạnh của ngành dược Việt Nam”.
Đa dạng chủng cây dược liệu song bị khai thác cạn kiệt
VN có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng lớn về tài nguyên cây dược liệu nói riêng và tài nguyên dược liệu (thực vật, động vật, khoáng vật) nói chung. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu (trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc), vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới, như: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hoàng liên ô rô, Hoàng liên gai, Thanh thiên quỳ, Ba gạc Vĩnh Phú…
Tiềm năng to lớn là vậy, song công cuộc bảo tồn và phát triển dược liệu ở nước ta cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển dược liệu, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu, việc tiêu chuẩn hóa dược liệu, cũng như việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu.
(责任编辑:Thể thao)