Mới đây,àitrợlậpquyhoạchkhôngđểlợiíchnhómtrụclợi keo nha cai 88 Bộ Xây dựng có văn bản gửi UBND các tỉnh thành phố về việc tăng cường quản lý công tác lập quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng.
Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các quy định về tài trợ kinh phí để lập quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng theo đúng quy định pháp luật.
Việc sử dụng kinh phí tài trợ lập quy hoạch phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật về quy hoạch, quy hoạch đô thị, xây dựng; pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan.
Ngoài ra, theo Bộ Xây dựng, việc triển khai lập đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng được các tổ chức, cá nhân tài trợ kinh phí phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về trách nhiệm, thẩm quyền và trình tự, thủ tục tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị.
"UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm đảm bảo việc tài trợ kinh phí lập quy hoạch là tự nguyện, không điều kiện, không vì lợi ích của nhà tài trợ làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội cũng như tính minh bạch trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và không gắn với việc lựa chọn nhà đầu tư", Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Bộ cũng nêu rõ: Việc lựa chọn nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt phải tuân thủ theo quy định pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản, đất đai và pháp luật khác có liên quan; không để lợi dụng trục lợi, lợi ích nhóm… đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng.
Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, xây dựng kế hoạch lập quy hoạch, lập danh mục dự án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và kế hoạch kinh phí từ ngân sách nhà nước làm cơ sở để chủ động bố trí kinh phí lập quy hoạch trên địa bàn theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 44/2015 của Chính phủ. Đồng thời là tiếp tục thực hiện nghiêm các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại các Chỉ thị số 05, Quyết định số 1398, Nghị quyết số 119…
Bộ Xây dựng cũng cho biết, trên cơ sở nội dung báo cáo của các địa phương Bộ sẽ tổng hợp, báo cáo chính phủ kết quả thực hiện.
Trước đó, vào tháng 5/2021, tại buổi làm việc với Bộ Xây dựng về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ ra 8 hạn chế, yếu kém của ngành xây dựng. Theo Thủ tướng, thể chế, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập; cần mạnh dạn phân cấp, phân quyền với tư duy đổi mới.
Đối với công tác quy hoạch, Thủ tướng đánh giá đã đạt một số kết quả nhưng chưa được thực hiện bài bản, nền nếp, “chưa ăn sâu vào tiềm thức của người lãnh đạo”, cả về tư tưởng quy hoạch, không gian quy hoạch, hiệu quả quy hoạch, định hướng quy hoạch.
Thủ tướng yêu cầu, quy hoạch phải xứng tầm với sự phát triển kinh tế, văn hóa và trình độ, năng lực của đất nước, xu thế của thời đại. Quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, có lớp lang, vừa khắc phục những nhược điểm. Công tác quy hoạch kiến trúc phải được coi trọng, nâng tầm hơn và thay đổi nhận thức cho cả hệ thống.
Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh công tác quy hoạch dứt khoát phải do nhà nước nắm, không giao cho doanh nghiệp làm quy hoạch. Công tác quy hoạch phải hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó thu hút dân cư và phát triển lĩnh vực bất động sản, phát triển đô thị.
“Nếu quy hoạch chỉ quan tâm tới xây dựng nhà ở, mất cân đối cung cầu, không phát triển sản xuất kinh doanh thì sẽ làm lãng phí nguồn lực xã hội”, Thủ tướng chỉ rõ.
Thủ tướng cũng yêu cầu khắc phục cho được tình trạng chồng chéo trong quy hoạch, những bất cập trong việc thay đổi quy hoạch. Ông nhắc tới nhiều ví dụ cụ thể về phá vỡ quy hoạch khiến hạ tầng quá tải tại một số đô thị.
Trao đổi tại buổi làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cũng lưu ý về vấn đề quy hoạch.
“Tránh tình trạng quy hoạch xây dựng một thành phố thì rất chặt chẽ, nhưng điều chỉnh lại đơn giản theo đề nghị của nhà đầu tư, phá vỡ quy hoạch chung, gây sức ép lên hạ tầng, người dân không đồng tình”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trao đổi với PV VietNamNet về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cũng cho rằng, việc lập quy hoạch xây dựng có trình tự thủ tục thủ tục, cơ quan phê duyệt rất chặt chẽ nhưng việc chuyển đổi điều chỉnh quy hoạch nhiều khi lại chỉ ở một số ngành, địa phương là có thể điều chỉnh được nên đây là bất cập.
“Điều chỉnh quy hoạch dự án, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cũng phải có lý do chứ không phải điều chỉnh theo lợi ích của chủ đầu tư. Chủ đầu tư có quyền đề xuất điều chỉnh quy hoạch nhưng cơ quan quản lý, chính quyền địa phương nếu chưa đủ thông tin nếu sự điều chỉnh lớn làm thay đổi cục diện điều chỉnh quy hoạch thì rõ ràng phải mời các chuyên gia để phản biện” – ông Châu đặt vấn đề.
Thuận Phong
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương lấy ý kiến về đề xuất phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trước 15/2, phù hợp với Nghị quyết số 39/2021 của Quốc hội, nghiêm cấm lợi ích nhóm, tham nhũng về đất đai.