Với việc chuyển Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thành ĐH Kinh tế Quốc dân,ườngĐHKinhtếQuốcdânthànhĐHKinhtếQuốcdâbảng xếp tay ban nha đây sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Chính phủ yêu cầu ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động theo Luật Giáo dục đại học và các quy định pháp luật có liên quan. Trong quá trình đó, trường phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.
Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành cho tới khi Bộ GD-ĐT quyết định thành lập Hội đồng Đại học, công nhận Chủ tịch Hội đồng Đại học và Giám đốc ĐH Kinh tế Quốc dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ trở thành đại học thứ 9 của Việt Nam, bên cạnh ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Duy Tân. Trong đó, ĐH Duy Tân là đại học tư thục đầu tiên ở nước ta.
Theo Luật Giáo dục Đại học năm 2018, trường đại học và đại học là hai khái niệm khác nhau.
Trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành nhưng không đào tạo nhiều lĩnh vực. Trong khi đại học sẽ đào tạo trên nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có nhiều ngành.
Do đó, đại học có thể bao gồm các đơn vị thành viên (trường đại học, phân hiệu), đơn vị trực thuộc (trường, khoa, viện).
70% sinh viên đỗ vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có IELTS từ 5.5 trở lênDoanh nghiệp và các chuyên gia quốc tế cho rằng nhà trường cần chú trọng nâng cao chuẩn đầu vào/ đầu ra ngoại ngữ. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay trong năm 2024, 70% sinh viên đỗ vào trường có IELTS từ 5.5 trở lên.