Trang Mil.in.ua dẫn thông cáo đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Pháp viết rằng,ápchuyểnpháophảnlựcchoUkrainethêmthôngtinvềvụmáybayrơiởtỷ lệ kèo trực tiếp việc Paris chuyển giao các hệ thống vũ khí hạng nặng trên cho Kiev là một phần của “Liên minh pháo binh cho Ukraine”. Trong lần chuyển giao này, Pháp viện trợ cho Ukraine thêm 2 pháo LRU, phiên bản châu Âu của pháo phản lực M270, nâng tổng số hệ thống pháo loại này Kiev được nhận lên 6 chiếc.
“Về dài hạn, mục tiêu của chúng tôi là giúp đỡ Ukraine xây dựng lực lượng pháo binh trong tương lai, và đưa họ tới gần hơn với tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Điều này sẽ cần tới một sự chuyển đổi thật sự, bởi pháo binh Ukraine hiện sử dụng phần lớn những trang thiết bị cũ”, một đoạn trong thông cáo viết.
Theo Mil.in.ua, đây là lần thứ hai Pháp gửi pháo phản lực phóng loạt cho Ukraine. Trước đó vào mùa thu năm 2022, Paris đã gửi cho Kiev 4 hệ thống LRU.
Thêm thông tin về vụ máy bay IL-76 rơi ở Nga
Hãng tin Al Jazeera dẫn lời phát ngôn viên Cơ quan Tình báo quân sự Ukraine (GUR) Andriy Yusov hôm 25/1 tiết lộ rằng, chiếc máy bay IL-76 rơi ở tỉnh Belgorod của Nga “lẽ ra sẽ chở thêm một số nhân vật chính trị và quân sự quan trọng”.
“Tuy nhiên vào phút chót, các nhân viên Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) đã yêu cầu họ không lên chiếc máy bay trên. Thay vào đó, những nhân vật này sử dụng các phương tiện di chuyển khác”, quan chức Yusov cho hay.
Video hiện trường vụ rơi máy bay IL-76. Nguồn: TASS
FSB tới nay chưa đưa ra bình luận về tuyên bố trên của phát ngôn viên GUR.
Trước đó vào ngày 24/1, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố các lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn hạ một máy bay vận tải quân sự IL-76 trên bầu trời tỉnh Belgorod khi đang chở theo 65 tù binh Ukraine. Cơ quan này sau đó cáo buộc phía Kiev biết mục đích chuyến bay trên được thực hiện để hai bên trao đổi tù binh tại trạm kiểm soát Kolotilovka, và tiến hành vụ bắn rơi máy bay nhằm đổ tội cho Moscow. Giới lãnh đạo Kiev sau đó nhanh chóng bác bỏ cáo buộc trên.
(责任编辑:Cúp C2)