Một trong những điểm mới Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện vào năm học tới đây đối với học sinh lớp 6 là thay đổi cách đánh giá,ôngtưđánhgiáhọcsinhTHCSTHPTSẽgiảmbệnhthànhtíxem lịch thi đấu bóng đá đức xếp loại học sinh. Nhiều giáo viên cho rằng, thông tư mới này mang lại nhiều điểm tích cực.
Học sinh không còn áp lực “phải giỏi toàn diện”
Thầy Phạm Quốc Việt, Hiệu trưởng Trường THCS Đội Bình (Ứng Hoà, Hà Nội) cho rằng, việc đánh giá học sinh không dựa trên điểm trung bình của tất cả các môn học như trước đây là một góc nhìn cởi mở.
“Với cách đánh giá trước đây, chỉ nhìn vào điểm tổng kết sẽ rất khó phát hiện ra học sinh nào mạnh ở môn học gì, thì theo cách đánh giá mới, giáo viên sẽ dễ dàng nhìn nhận được năng lực, xu hướng học tập của từng em. Điều này sẽ tạo điều kiện cho học sinh có thêm động lực học tập, được phát huy thế mạnh của bản thân”.
Như vậy, giờ đây, học sinh không nhất thiết phải đạt điểm tốt môn Toán hay Ngữ văn mới được đánh giá là giỏi, mà có thể phát triển theo những môn sở trường, năng lực riêng và được ghi nhận ở mọi năng khiếu.
Nhiều giáo viên cho rằng, với cách đánh giá mới, số lượng học sinh giỏi, học sinh xuất sắc giờ đây sẽ ít hơn và có sự phân hoá rõ ràng về năng lực thực sự.
Cô Trương Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Trung Yên cho rằng, cách xếp hạng mới loại bỏ được “làn sóng” phân biệt môn chính, môn phụ sẵn có trong tiềm thức của phụ huynh, học sinh.
Theo đánh giá học lực Giỏi trước đây, học sinh cần phải đạt trung bình các môn trên 8, trong đó có một trong 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Anh phải đạt từ 8 trở lên, không có môn nào dưới 6,5 điểm, thì Thông tư 22 yêu cầu phải có 6 môn đạt từ 8 phẩy trở lên, không môn nào dưới 6,5 điểm.
Cách đánh giá này, theo cô Hiền, sẽ đòi hỏi mức độ giỏi của học sinh chặt chẽ và đồng đều hơn, bởi với việc tính theo trung bình tất cả các môn, những môn cao vẫn có thể kéo điểm cho môn thấp để đạt trung bình chung trên 8.
Một điểm tích cực, cô Hiền cho rằng, quy định mới này không đề cập đến yêu cầu riêng cho các môn Toán, Văn, Anh. Do đó, giờ đây, vai trò của các môn học là bình đẳng như nhau.
Nhìn nhận rằng sẽ là áp lực nếu yêu cầu học sinh phải “giỏi toàn diện”, thầy Ngô Huy Tâm (Chủ nhiệm Chương trình Quốc tế Phenikaa School) cho hay, cách đánh giá này sẽ giúp giáo viên tìm ra chân dung học sinh với những điểm nhấn khác nhau, thể hiện rõ điểm vượt trội và thế yếu từng em, từ đó giúp giáo viên định hướng, hướng nghiệp một cách chính xác nhất.
Với chính sách này, theo thầy Tâm, Bộ GD-ĐT đang hướng tới việc hiện thực hóa mục tiêu phân hóa học sinh. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn cần đặt ra khi thực hiện chính sách này là: “Vậy chúng ta sẽ dạy theo thế mạnh của học sinh hay sẽ giáo dục học sinh theo nhu cầu của xã hội?”.
“Giỏi phải thật giỏi, không đạt là… không đạt”
Từng là giáo viên dạy bậc THCS, ông Vương Văn Lâm (Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hoài Đức) đánh giá, những thay đổi trong thông tư mới sẽ giúp giảm bệnh thành tích; học sinh cũng có thêm động lực để cố gắng.
Cụ thể, so với cách xếp loại cũ, thông tư mới có thêm mức khen thưởng cho danh hiệu “Học sinh xuất sắc” đối với những em học sinh có kết quả rèn luyện Tốt, kết quả học tập Tốt và có ít nhất 6 môn trung bình trên 9.
Như vậy, số lượng học sinh giỏi, học sinh xuất sắc giờ đây sẽ ít hơn và có sự phân hoá rõ ràng về năng lực thực sự.
“So với trước đây, trong một lớp có nhiều học sinh chưa thật sự giỏi nhưng vẫn được khen thưởng, thậm chí nhiều em học không tốt vẫn được nhận giấy khen “Học sinh tiên tiến”,… điều này đã làm mất đi động lực phấn đấu và giá trị của những tấm giấy khen – vốn để động viên, tôn vinh những học sinh đặc biệt”.
Do đó, theo ông Lâm, với cách đánh giá tới đây, “học sinh giỏi là phải giỏi thật, không đạt là không đạt, cần phải tránh sự mập mờ theo kiểu động viên danh hiệu tiên tiến”.
Hiệu trưởng của một trường THPT tại Lào Cai cho biết, khi đọc thông tư này, điều ông đánh giá cao là sự thay đổi lớn về tư duy trong việc đánh giá kết quả rèn luyện lẫn học lực của học sinh, từ “Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém” sang “Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt”.
“Trước đây, chúng ta dùng một số điểm trung bình cuối cùng để đánh giá một học sinh là “Yếu, Kém”. Cách dùng này có phần mang tính dán nhãn nặng nề và gây ảnh hưởng đến tâm lý học sinh. Do đó, tôi cho rằng, việc dùng “Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt” sẽ mang tính trung lập hơn.
Khi học sinh nhận về mức đánh giá “Chưa đạt”, các em sẽ biết rằng mình còn những điểm cần phải cố gắng so với yêu cầu cần đạt của chương trình. Đối với một học sinh bị đánh giá là “Yếu, Kém”, tôi tin các em cũng mất hết động lực để phấn đấu và sẽ ảnh hưởng nặng nề cho những chặng đường phía sau”.
Cô Nguyễn Mỹ Hảo, Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Tân cũng đồng tình với sự thay đổi này. Theo cô, cách dùng những từ ngữ như vậy sẽ khiến học sinh cảm thấy “dễ chịu” và đỡ áp lực hơn, từ đó khiến học sinh giỏi có thể phát huy thế mạnh, học sinh yếu cũng có thêm động cơ để phấn đấu”.
Cô Hảo cũng cho rằng, với cách đánh giá “Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt” sẽ không nặng nề chuyện đánh giá học lực mà phù hợp hơn cho việc đánh giá sự phát triển năng lực của từng học sinh.
XEM THÔNG TƯ 22 VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THCS, THPT
Thông tư 22 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/9/2021 và sẽ triển khai năm đầu tiên với lớp 6. Từ năm 2022 – 2023 sẽ theo lộ trình áp dụng cho lớp 7 và lớp 10, sau đó năm học 2023 - 2024 sẽ áp dụng cho lớp 8 và lớp 11. Đến năm học 2024 - 2025 sẽ áp dụng với các lớp 9 và 12.
Thúy Nga – Ngọc Linh
Theo thông tư mới về việc đánh giá học sinh THCS và THPT, kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học đều được đánh giá theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
(责任编辑:Cúp C1)