会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 Nữ thạc sĩ kết thân với VIRUS_nhận định juventus vs!

Nữ thạc sĩ kết thân với VIRUS_nhận định juventus vs

时间:2025-01-10 12:23:18 来源:Betway 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:841次

Thân bầy chuột con lúc nhúc đỏ hỏn,ữthạcsĩkếtthânvớnhận định juventus vs có thể nhìn thấu được não, gân, mạch máu… có lẽ đến 90% phụ nữ phải “chạy làng” nhưng có một phụ nữ lại xem sinh vật đáng sợ này như những người bạn. 

Ngoài chuột, chị còn khoái muỗi. Thiếu một trong hai “thú cưng” này, chị sẽ không thể sáng chế hay cải tiến các kỹ thuật chẩn đoán và dự báo sớm bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản… Chị là Thạc sĩ công nghệ sinh học Nguyễn Thị Công Dung – Trưởng nhóm Nghiên cứu huyết thanh, khoa Vi sinh miễn dịch, Viện Pasteur TP.HCM.

Nơm nớp lo chuột… chết

Ở trong “khu cấm cung” – nơi đang là nhà của 57 ổ chuột bạch, đám chuột mẹ nháo nhào chạy quanh ổ. Chị Dung nói: “Tôi từng sợ chúng lắm, nhưng anh yên tâm, chúng không dám bỏ ổ mà chạy ra cắn anh đâu! Chúng cũng có tình cảm như con người, nếu thoát thân thì ai sẽ ở lại bảo vệ đàn con”. 

Đúng như chị Dung nói, những con chuột mẹ sau khi định hình được sự an toàn đã vội quay trở lại ổ. Vừa châm nước và thức ăn cho bầy chuột, chị Dung giảng giải: “Mỗi khi có bàn tay nào thò vào thì nó kháng cự quyết liệt”. 

{keywords}
Thạc sĩ công nghệ sinh học Nguyễn Thị Công Dung – Trưởng nhóm Nghiên cứu huyết thanh, khoa Vi sinh miễn dịch, Viện Pasteur TP.HCM

Nói dứt lời, chị nhẹ nhàng bắt chuột mẹ bỏ lên khung lưới phía trên, rồi thò tay bắt từng chú chuột con trong ổ ra để tiêm vi rút gây bệnh sốt xuất huyết (SXH) vào não. Thấy đàn con bị đe dọa, chuột mẹ liền quay đầu muốn cắn vào tay “kẻ lạ”. Nghe ổ chuột “hàng xóm” kêu chí chóe, nhiêu chuột mẹ ở các ổ khác rung lắc liên tục che chắn cho đám chuột con.

Cầm chuột con còn đỏ hỏn lên, chị Dung nói: “Những chú chuột hai ngày tuổi này có nhiệm vụ cao cả! Chúng sống trong môi trường sạch ngay từ bào thai đến phòng thí nghiệm nên sinh phẩm sản xuất ra đảm bảo an toàn”. Thoa cồn lên não chuột con, chị bắt đầu tiêm vi rút. 

“Mục đích tiêm vi rút gây SXH là để vi rút phát triển trong não chuột. Sau 5-7 ngày, số lượng vi rút sẽ tăng mạnh khiến chuột con bị tê liệt, chân không còn phản xạ nữa và mất khả năng kiểm soát; lúc đó, kĩ thuật viên bắt đầu trích vi rút trong não chuột ra làm kháng nguyên. Kháng nguyên này dùng để sản xuất sinh phẩm để chẩn đoán bệnh SXH ở người”.

Tiêm xong, chị thoa cồn lên mũi chuột mẹ rồi lẹ làng thả chuột con về lại ổ. Thấy “vật thể lạ”xâm nhập, chuột mẹ nghi ngại tiến lại gần rồi dũng mũi ngửi. Tôi trố mắt nhìn với vẻ ngạc nhiên, chị Dung lý giải: “Chuột mẹ ngửi để xác định có phải là con ruột hay con hàng xóm. Tuy nhiên, lúc này mùi cồn trên mũi chuột mẹ giống như mùi cồn trên não chuột con, nên nó sẽ không phân biệt được. 

Nếu tiêm không khéo, làm máu chảy ra, chuột mẹ ngửi thấy mùi lạ và nghĩ đó không phải là con ruột nên sẽ cắn chết hay ăn thịt con ngay tức khắc. Nếu chúng cắn chuột con khá nhiều thì đợt sản xuất sinh phẩm có thể bị gián đoạn. Còn nếu nuôi tách chuột mẹ ra thì càng không được. 

Chuột mẹ có nhiệm vụ cho con bú sữa suốt thời gian nuôi cấy vi rút. Nếu chẳng may chuột con chết vì suy dinh dưỡng thì vi rút trong não chuột con sẽ chết theo. Lúc đó, quy trình sản xuất vi rút coi như phá sản”.

Có những lần thấy chuột chết hàng loạt, mình hụt hẫng lắm! Không phải vì tiếc công sức bỏ ra mà nhiều người bệnh đang chờ xét nghiệm, còn các trung tâm y tế dự phòng đang hối thúc liên tục”. 

Chính vì thế, chị thường vùi đầu ở “khu cấm cung” để cho chuột ăn hoặc “châm” thêm nước uống, ban đêm thậm chí cũng tạt qua để kiểm tra sức khỏe lũ chuột sau chích vi rút. Nhờ sự góp sức của chị cùng các đồng nghiệp mà mỗi năm, Viện Pasteur TP.HCM vẫn là đơn vị duy nhất của cả nước sản xuất bộ sinh phẩm chẩn đoán SXH được Bộ Y tế dùng cho chương trình “Mục tiêu quốc gia phòng chống SXH”.

Nhờ tình yêu khoa học mà chị đã có những cải tiến thành công trong việc tạo ra sinh phẩm, giúp chẩn đoán bệnh SXH sớm hơn. 

Chị bộc bạch: “Bộ sinh phẩm đang dùng hiện nay đã sản xuất từ nhiều năm trước có khuyết điểm phải mất hai ngày mới cho ra kết quả bệnh; trong khi xét đặc trưng của bệnh SXH cần phải phát hiện sớm mầm bệnh ban đầu, để ngăn chặn lây lan. Vì vậy, rất cần bộ sinh phẩm cho ra kết quả SXH nhanh hơn. 

Mặt khác, các dung dịch pha loãng và sinh phẩm của bộ kit sinh phẩm hiện tại đều không màu nên khi thực hiện chẩn đoán sẽ khó phân biệt, có thể khiến kỹ thuật viên xét nghiệm nhầm lẫn vì không biết đã bỏ dung dịch hay sinh phẩm nào vào mẫu thử, khiến kết quả không chính xác hoặc buộc phải tiến hành xét nghiệm lại”. 

Năm 2013, đề tài “Nâng cao tính khả dụng của bộ sinh phẩm MAC-ELISA dùng trong chẩn đoán bệnh SXH Dengue thông qua việc mẫu hóa dung dịch đệm và rút ngắn thời gian xét nghiệm” do chị chủ nhiệm đã đưa ra kỹ thuật rút ngắn việc chẩn đoán bệnh xuống còn 6 giờ, đồng thời phản ứng màu giữa các dung dịch trong xét nghiệm cũng giúp kỹ thuật viên không nhầm lẫn. 

Sinh phẩm mới này của Viện Pasteur đã chiếm ưu thế so với nhiều sản phẩm của nước ngoài cả về độ nhạy lẫn thời gian cho ra kết quả (của nước ngoài phải đến 10 giờ). Chưa kể, giá của bộ kít do Việt Nam sản xuất chỉ có 3,7 triệu đồng/bộ có thể dùng cho 45 bệnh nhân; trong khi giá của bộ kít nhập ngoại lên đến 24 triệu đồng. 

Hiện bộ kít mới cải tiến này đang trong giai đoạn đánh giá trước khi chuẩn bị thủ tục đăng ký với Bộ Y tế để lưu hành ra thị trường. Ngoài ra, chị Dung cùng êkip của Viện Pasteur sản xuất kháng nguyên từ chuột để tạo bộ sinh phẩm chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản, hạn chế sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.

Nghiền xác muỗi để dự báo dịch

Trên đường dẫn tôi đến “cứ điểm nghiền xác muỗi”của Viện Pasteur, nhìn thấy hàng loạt tủ đông lạnh -70 độ C – 80 độ C trữ đa dạng các loại côn trùng và mẫu vi rút hung hãn như: vi rút dại, vi rút Hantaan, vi rút HIV,… tôi hỏi “làm việc trong môi trường toàn vi rút, chị có thấy ớn không?”. 

Chị lắc đầu: “Nếu muốn sống sung sướng, tôi đã trụ lại công ty cũ rồi”. Lúc mới ra trường, chị Dung từng được một công ty tư nhân chuyên về thực phẩm săn đón, với mức lương khá ổn. Thế nhưng, do công việc xem nghiệm tìm nồng độ các chất trong thực phẩm cứ lặp đi lặp lại theo máy móc có sẵn mà không cho phép chị nghiên cứu, sáng tạo như ngành nghề đã học nên chị quyết định nghỉ việc. 

Thế nhưng, từ khi trở thành “bạn của vi rút”, chị trở nên cô độc hơn. “Hễ năm nào xuất hiện dịch mới thì tôi lại bị nhiều người e dè khi gặp gỡ, dù dịch đang còn ở tận châu Phi hay Trung Đông. 

Năm 2007, tôi vào tập sự ở Viện thì dịch SARS xuất hiện đe dọa toàn cầu, nhiều người liên tục gọi điện hỏi dò tôi, nhiều người né tránh. 

Còn năm 2009, dịch cúm A/H1N1 tràn lan, Việt Nam cũng tiếp cận nhiều ca bệnh từ nước ngoài về, một số đồng nghiệp bị nhiễm vi rút. Lúc đó bạn bè nghe tin thăm hỏi nhưng không ai muốn gặp tôi”.

Bắt từng con muỗi trong ống nghiệm ra, chị Dung say sưa kể: “Đây là con muỗi Aedes aegypti… Còn đây là muỗi Aedes albopictus, muỗi Culex tritaeniorhynchus… Các loại này sẽ truyền vi rút gây bệnh SXH, viêm não Nhật Bản cho người. Để dự báo cho cộng đồng biết được mùa dịch SXH năm nay do tuýp nào chiếm ưu thế, loại muỗi nào đang là “chủ chứa” vi rút và địa phương nào đối diện với nguy cơ dịch bệnh thì cần phải nghiền nát từng con muỗi ra để phân lập vi rút ký sinh trên muỗi”. 

Nghiền xong khoảng 20-30 con, chị hòa xác từng con muỗi với dung dịch nuôi cấy tế bào. Sau khi xác định được vi rút gây bệnh, chị nuôi cấy vi rút suốt 7-14 ngày, rồi đem soi dưới kính hiển vi bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang. Khi đó loại vi rút gây bệnh sẽ “hiện nguyên hình”thành màu sáng xanh lục, có thể là vi rút gây bệnh viêm não Nhật Bản, cũng có khi là bệnh SXH… 

Theo chị, khó khăn nhất trong quá “truy tìm” vi rút là sợ muỗi chết trước do không được bảo quản đúng. Với những nơi cách xa Sài Gòn như: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang… thì quá trình bắt muỗi và vận chuyển phải mất đến hai ngày. Trên đường “hộ tống” về Sài Gòn, nếu để muỗi ngộp hoặc không đủ thức ăn cũng dễ bị chết, lúc đó vi rút trong muỗi cũng không còn. Thậm chí, trên đường vận chuyển, nếu xe chạy quá nhanh, muỗi sốc cũng bị chết.

Sau nhiều năm “chơi” với muỗi để xác định các tuýp vi rút SXH gây bệnh cho người, chị Dung là chủ nhiệm chính cho đề tài “Phát triển phương pháp vi trung hòa xác định kháng thể IgG trung hòa vi rút Dengue tuýp 2”. Đối với bệnh SXH, hiện các chẩn đoán thông thường chỉ xác định được một bệnh nhân đã bị SXH bao nhiêu lần, chứ không thể biết người bệnh đã thắc mắc cụ thể tuýp nào. 

Đề tài này thành công, mở ra cơ hội cho các cơ sở xét nghiệm chính xác bệnh nhân mắc SXH tuýp D2 vì đây là chủng vi rút có động lực mạnh, dễ gây sốc do SXH. 

Sắp tới, Viện tiếp tục nghiên cứu trên ba tuýp SXH còn lại. Ngoài ra, vắc-xin SXH đang được nghiên cứu tại Viện Pasteur đã bước vào giai đoạn 3, do đó, phương pháp này sẽ giúp phát hiện khả năng đáp ứng miễn dịch của người được chích ngừa SXH, tiết kiệm chi phí rất nhiều so với sử dụng các phương pháp khác.

Như mọi nhà khoa học chân chính, chị Dung đang tiếp tục con đường nghiên cứu với tất cả say mê. Trong “thế giới” của sinh phẩm cứu người, người phụ nữ ấy hoàn toàn thầm lặng và đầy đủ với tình yêu của mình.

(TheoVăn Thanh/ Báo Phụ nữ TP.HCM)

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Tép mòng rang muối
  • The Grand Manhattan
  • Những mẫu xe cũ độ thành Rolls
  • Chiếc bóng đèn phát sáng trong 120 năm vẫn chưa hỏng
  • Nam đạo diễn giết vợ rồi phân xác, bố mẹ vợ mất tích chưa rõ nguyên nhân
  • Truy tố cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long với cáo buộc nhận hối lộ 2,25 triệu USD
  • Hối hận vì không tiêm vắc xin Covid
  • Hồ Tràm
推荐内容
  • Chụp ảnh kỷ yếu trong trận mưa kỷ lục ở Hà Nội
  • Tiêm filler nâng mũi ở spa, cô gái 25 tuổi bị hoại tử da mặt
  • Lý giải sự lây nhiễm của 2 ca Omicron tiêm đủ vắc xin, ở 2 phòng riêng
  • Nhận định Liverpool vs Crystal Palace: Thừa thắng xông lên
  • Golfer genZ thử lửa cho mục tiêu huy chương SEA Games 31
  • Đắng lòng con tật nguyền nuôi mẹ ung thư và bà ngoại 81 tuổi