Hệ thống phanh có chức năng giảm tốc độ và dừng xe theo mong muốn người lái. Có 2 cơ cấu phanh là phanh chính và phanh đỗ. Ngày nay,ữngthóiquendễgâyhạichophanhôtôkèo nhà cái 2 phanh ôtô được trang bị rất nhiều công nghệ hỗ trợ như chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh… giúp quá trình phanh an toàn và hiệu quả hơn.
Các dạng hỏng thường gặp ở hệ thống phanh là phanh mất bám, phanh bị bó, không nhả, chân phanh hơi rung ngược lại bàn chân khi thao tác phanh, xe bị chệch hướng khi phanh, đặt chân phanh có cảm giác nặng hoặc “âm” chân, có tiếng kêu khi phanh, và cuối cùng hỏng các công nghệ hỗ trợ.
Nhiều người có thói quen về số P, tắt máy rồi sau đó mới kéo phanh tay. Ảnh:Cars.
|
Thói quen gây hại đầu tiên liên quan đến hệ thống phanh là kéo phanh tay sau khi về số P. Nhiều chủ xe có thói quen về P, tắt máy sau đó mới kéo phanh tay. Thói quen này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới tuổi thọ và độ bền của cơ cấu bánh răng cóc bên trong hộp số.
Trong hộp số tự động có một chốt đỗ mà nhiều người gọi là bánh răng cóc. Nó sẽ bám vào các ngàm giữ trên trục ra của hộp số, giúp bánh xe không lăn khi người điều khiển về số P. Vì đặc điểm nhỏ gọn chỉ bằng ngón tay, nếu bánh răng cóc phải chịu toàn bộ khối lượng của chiếc xe lâu ngày dẫn đến bị mài mòn. Thậm chí có thể bị phá vỡ nếu tác động mạnh.
Để giảm gánh nặng một phần cho cơ cấu bánh răng cóc, khi dừng đỗ xe người điều khiển nên làm theo quy trình đạp phanh chân, kéo phanh tay, sau đó về số P và tắt máy. Việc kéo phanh tay trước sẽ giúp bánh răng cóc bên trong hộp số được san sẻ rất nhiều áp lực.
Bánh răng cóc bên trong hộp số. Ảnh: YouTube.
|