Đây là một vấn đề được nhắc đến trong dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh,ềuứngdụnggọixechưachấphànhquyđịnhvềkinhdoanhvậntảchivas đấu với tigres điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và tổ chức, quản lý vận tải nội bộ bằng xe ô tô nhằm thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP Bộ GTVT đang lấy ý kiến.
Theo thống kê từ Bộ GTVT, số lượng taxi tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM với quy mô phát triển nhanh so với nhu cầu hiện tại của người dân. Cụ thể, Hà Nội có 18.629 xe taxi với 88 doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, TP.HCM có 10.850 xe với 23 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh. Các địa phương đã và đang thực hiện tốt công tác quy hoạch hoạt động vận tải hành khách bằng taxi, theo đó sẽ giới hạn việc phát triển hoạt động vận chuyển này phù hợp với tốc độ phát triển về nhu cầu đi lại của người dân.
Tuy nhiên, đó chỉ là con số taxi nằm trong thống kê. Bản báo cáo cũng đề cập đến vấn đề gia tăng các ứng dụng đặt xe qua di động. Gần đây, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe taxi đã ứng dụng phần mềm điều hành thay thế cho phương pháp điều hành truyền thống (sử dụng bộ đàm). Bên cạnh đó, tại Việt Nam, các phương thức trợ giúp người dùng đặt taxi qua các thiết bị smartphone như ứng dụng Grab Taxi, Easy Taxi, Live Taxi, Uber… đã và đang phát triển mạnh.
Bộ GTVT cùng UBND Hà Nội và UBND TP.HCM đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định chuyên ngành về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại Nghị định số 86 của Chính phủ.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra còn tồn tại một số nội dung như: đơn vị không cung cấp được danh sách lái xe và số lượng phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải, một số đơn vị có Giấy phép kinh doanh vận tải nhưng không xin cấp phù hiệu cho xe hoặc hợp đồng thêm phương tiện ngoài danh sách xe đã đăng ký, lái xe không có hợp đồng lao động ký với đơn vị kinh doanh vận tải.