3 kỹ năng sử dụng điện thoại cả cha mẹ và con cái nên thực hiện ngay_tỷ số bóng đá giao hữu quốc tế
Bác sĩ tâm lý người Mỹ Jenny Woo cho biết điện thoại là một nguyên nhân khiến nhiều mối quan hệ bỗng trở nên nhạt nhẽo. Có thể trong lúc ngồi bên người thân,ỹnăngsửdụngđiệnthoạicảchamẹvàconcáinênthựchiệtỷ số bóng đá giao hữu quốc tế bạn bè, bạn không ngừng lướt điện thoại, thay vì tập trung sự chú ý vào cuộc chuyện trò.
Những chuyện nhỏ như vậy lại dễ khiến mối quan hệ bị ảnh hưởng, bởi đối phương cảm thấy mình không được tôn trọng khi đang chia sẻ câu chuyện.
Theo bác sĩ tâm lý Jenny Woo, việc liên tục sử dụng điện thoại khi ở bên người thân, bạn bè khiến sự gắn kết trong mối quan hệ bị yếu đi, niềm tin sụt giảm. Thậm chí, người bị thờ ơ trong cuộc chuyện trò có thể cảm thấy cô đơn, bất an, buồn bã...
Trong đời sống hiện nay, việc sử dụng điện thoại đòi hỏi sự tự ý thức rất cao để có thể hành xử đẹp. Dưới đây là 3 kỹ năng mà cha mẹ có thể áp dụng cho bản thân và các con trong cách sử dụng điện thoại, để cả gia đình đều có thói quen dùng điện thoại lành mạnh, hiệu quả.
Có mục đích cụ thể trước khi bắt đầu "lướt" điện thoại
Cha mẹ nên giúp các con học cách tự xác định mục đích rõ ràng trước khi bắt đầu "lướt" điện thoại, xác định cả thời điểm và cách thức sử dụng, tránh sử dụng quá nhiều chỉ để có cảm giác giải khuây. Để giảm cảm giác "thèm" sử dụng điện thoại, giảm việc liên tục kiểm tra điện thoại, cha mẹ và các con cần đặt ra những quy tắc hành xử rõ ràng để cùng tuân thủ.
Chẳng hạn, khi các con đang dùng bữa với gia đình, các con sẽ để điện thoại ở phòng khác, hoặc chuyển điện thoại sang chế độ im lặng. Chờ tới khi bữa ăn kết thúc, các con mới kiểm tra điện thoại.
Nếu các con đang trong cuộc trò chuyện cần thể hiện sự quan tâm chú ý, nhưng con chợt nhớ ra có việc cần làm với chiếc điện thoại, con sẽ viết vào sổ tay để ghi nhớ và xử lý sau khi cuộc trò chuyện kết thúc.
Nếu thực sự cần phải sử dụng điện thoại khi đang trong một cuộc trò chuyện, con sẽ giải thích nhanh để đối phương hiểu việc con cần làm gấp, để họ có sự cảm thông và thấy được con tôn trọng.
Ngay khi nhận ra bản thân đang để mắt tới điện thoại thay vì quan tâm tới người mà mình đang nói chuyện cùng, con cần ngay lập tức để điện thoại ra ngoài tầm mắt, chẳng hạn như cất vào cặp.
Nếu chính cha mẹ là người phạm phải lỗi này khi đang ở bên con, hãy nghiêm túc nhìn nhận: "Cha/mẹ xin lỗi nhé, bây giờ chúng ta sẽ tập trung vào câu chuyện nhé".
Chủ động giữ điện thoại ở ngoài tầm mắt
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần để điện thoại ở trong tầm với, dù điện thoại không phát ra âm thanh thông báo, bạn vẫn sẽ bị giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng tới khả năng nhận thức.
Để đạt được sự tự do về tâm trí, không bị điện thoại "thao túng", không bị thôi thúc sử dụng, nhằm nâng cao hiệu quả học tập, cha mẹ cần định hướng để con biết tự tạo khoảng cách giữa bản thân và chiếc điện thoại. Mục đích là để giảm bớt sự phân tâm, gia tăng khả năng tập trung.
Chẳng hạn, con cần biết cất điện thoại vào túi xách, hộc tủ hoặc để điện thoại sang một căn phòng khác, khi các con có việc cần tập trung thực hiện.
Thực tế, ý thức kỷ luật và sự tự kiểm soát bản thân sẽ có những lúc bị sụt giảm, lúc này, chính khoảng cách đã chủ động tạo ra với chiếc điện thoại sẽ giúp con không sử dụng điện thoại một cách mất kiểm soát.
Chính những biện pháp tưởng như rất đơn giản lại phát huy hiệu quả, giúp bảo đảm sự tập trung, giảm thiểu việc bị phân tâm.
Biết cách ngắt kết nối
Việc nhận được thông báo trên điện thoại khiến não bộ của chúng ta ở vào trạng thái phấn khích. Khi ở vào trạng thái này, chúng ta rất khó tập trung. Muốn tập trung trở lại, trung bình chúng ta cần mất khoảng 23 phút nỗ lực.
Sự phân tâm khiến chúng ta không học tập, làm việc hiệu quả, cũng khó tạo nên những tương tác chất lượng, ý nghĩa. Thậm chí, chúng ta còn lơ đễnh đến mức không nhận ra vấn đề ấy.
Việc kiểm soát trạng thái tinh thần là điều rất quan trọng. Mỗi chúng ta đều phải học cách chủ động ngưng sử dụng điện thoại ở những thời điểm phù hợp trong ngày. Làm được vậy, chúng ta sẽ có thể kiểm soát khả năng tập trung của bản thân.
Để giảm thiểu những sự phân tâm gây ra bởi điện thoại, hãy tắt bớt những thông báo không quan trọng, chuyển điện thoại sang chế độ "Không làm phiền" khi đang cần tập trung.
Gia đình cũng cần đặt ra quy tắc về những thời điểm và không gian không sử dụng điện thoại, chẳng hạn trong bữa ăn gia đình hay trước giờ đi ngủ.
Khi gia đình đón tiếp người thân, bạn bè, đồng nghiệp tới chơi, hãy đảm bảo để các vị khách cũng có sự kết nối chất lượng với gia đình mình, để các con thấy mọi việc diễn ra trong nhà luôn có sự nhất quán.
Nhìn chung, bằng cách định hình rõ trong đầu rằng mình cầm điện thoại lên để làm gì, đặt ra những giới hạn về thói quen sử dụng và kiểm soát thông báo trên điện thoại, chúng ta sẽ có thể giảm tình trạng nghiện điện thoại, nâng cao sự tập trung để học tập, làm việc và có những kết nối chất lượng.
相关文章
BTV Thu Uyên xúc động nhớ ngày làm thời sự VTV 20 năm trước
BTV Thu Uyên chia sẻ khi xưa mải làm việc, không ý thức giữ ảnh hay video cho mình bởi vậy những ngà2025-01-11Người yêu nói chia tay vì 'phải lòng' bạn thân của tôi
Tôi lớn lên ở thành phố trong gia đình có bố mẹ là chủ một nhà hàng ăn uống đắt khách. Trong ấn tượn2025-01-11Những lý do vì sao sống độc thân cũng rất tốt
Bị coi là "có lỗi" khi theo chủ nghĩa độc thânKhảo sát của các nhà xã hội học cho thấy thông thường,2025-01-11Viettel góp 450 tỷ đồng vào Quỹ vaccine phòng Covid
Khẳng định quyết tâm chống dịch, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng - Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đo2025-01-11Thủ tục nhận tài sản khi là người thừa kế duy nhất
Luật sư tư vấn:Khoản 1 Điều 611 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “Thời điểm mở thừa kế l&ag2025-01-11Bảo hiểm ‘Bay an toàn’: Yên tâm bay VietJet mùa Covid
Với gói bảo hiểm này, mỗi hành khách được hưởng quyền lợi bảo hiểm tai nạn 24 giờ lên đến 20 triệu đ2025-01-11
最新评论