Hai lần giúp chồng vượt cửa tử
Năm 27 tuổi,ìnhtrămnămtậpVợchồngônggiáonămdạymiễnphíchotrẻemnghèkết quả ai cập hôm nay ông Huỳnh Văn Phê (hiện 80 tuổi, Bình Dương) chạy từ Bến Tre đến TP.Mỹ Tho, Tiền Giang. Tại đây, trong lần dự đám tang bà ngoại của mình, ông vô tình gặp bà Huỳnh Thị Lành cũng đang đi dự một đám tang khác.
Ngay lần gặp mặt đầu tiên, ông Phê đã có cảm tình với người con gái có thân hình nhỏ nhắn nhưng vô cùng duyên dáng. Sau đó, người dân địa phương giới thiệu bà Lành cho gia đình ông Phê.
Biết gia đình bà Lành trồng cây ăn trái, mỗi lần về Bến Tre, ông Phê luôn đến nhà, mua trái cây để làm quen với bà. Tuy vậy, “cô chủ vườn” lại không có chút cảm tình đặc biệt nào với người đàn ông sẽ sớm trở thành chồng của mình.
Mãi sau này, khi được gia đình mai mối, bà mới để ý ông. Dẫu vậy, bà vẫn “chỉ biết đi dạy chứ trái tim chưa hề một lần rung động”.
Sau ít tháng mai mối, bà Lành nghe lời cha mẹ, đồng ý lấy ông Phê. Tại chương trình Tình trăm năm, ông Phê kể: “Cưới nhau được một năm, chúng tôi có đứa con đầu lòng. Đúng lúc vợ mang thai, tôi bị thương nặng phải nhập viện, trải qua nhiều lần phẫu thuật. Giai đoạn đó, nếu không có vợ, có lẽ tôi đã chết rồi”.
Năm đó, bà Lành đã “bụng bầu vượt mặt” nhưng vẫn phải vào viện chăm chồng. Sáng, bà ra chợ mua đồ ăn về nấu cơm rồi tất tả mang vào viện cho chồng. Bà ra vào bệnh viện nhiều đến độ “đẻ rớt con tại bệnh viện luôn”.
Vài năm sau, bà Lành lại tiếp tục vào viện chăm chồng gặp tai nạn thập tử nhất sinh.
“Lúc đó, ông ấy cũng bị thương rất nặng, tưởng chừng không qua khỏi nên tôi phải vào viện chăm. Thời điểm này, tôi vừa phải chăm chồng bệnh vừa phải nuôi 3 đứa con nên cuộc sống vất vả gấp bội”, bà Lành kể.
28 năm “đưa đò” ở lớp học tình thương
Được vợ chăm sóc bằng tất cả tình thương yêu, ông Phê vượt cửa tử. Trở về nhà, ông Phê đi học thợ máy. Suốt một năm học tập, ông Phê không có thu nhập. Mọi chi phí cho gia đình đều do một tay bà Lành lo toan.
Bà kể: “Suốt thời gian ông ấy đi học, tôi một mình xoay xở để có tiền nuôi 4 đứa con. Tôi học cách dệt chiếu. Lúc đó, các con cũng đã lớn, tôi chỉ cho các con làm những công đoạn dễ. Cứ thế, mẹ con chúng tôi dậy từ 4h sáng để dệt chiếu đến 8-9h tối mới nghỉ”.
Dẫu cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau, ông Phê và vợ chưa một lần cãi vã. Ông bà luôn thương yêu, nhường nhịn nhau với mục đích chung là cố gắng sống, làm việc để nuôi con.
Sau này, để thay đổi số phận, ông bà quyết định rời quê lên TP.HCM mưu sinh. Nhờ có nghề thợ máy, cuộc sống gia đình ông bà đỡ vất vả hơn.
Gần 30 năm trước, ông Phê được công ty điều lên khu vực Làng Đại học Thủ Đức để bảo vệ, chăm sóc diện tích đất vừa mua. Năm 1994, trong một lần thăm chồng, bà Lành phát hiện ở đây có rất nhiều trẻ em nhưng lại chưa có trường học.
Thương các bé đã đến tuổi đi học nhưng vẫn chưa biết đọc, viết, bà Lành bàn với chồng mở lớp học tình thương. Bà kể: “Chúng tôi dạy luôn trong chốt bảo vệ. Căn nhà rất nhỏ nhưng mỗi ngày, chúng tôi dạy 3 ca. Ngày đầu thành lập, lớp học đã có 130 em đăng ký”.
Từ ngày thành lập đến nay, ông bà đã có 28 năm dạy học miễn phí tại lớp học tình thương của mình. Suốt chừng ấy thời gian, ông bà đã dạy dỗ, giúp hàng trăm học trò nghèo tiếp cận tri thức. Khi thành công, họ trở về thăm lại ông bà với niềm hạnh phúc, biết ơn sâu đậm.
Đến nay, ông bà vẫn tiếp tục công việc đem con chữ, tri thức đến với những đứa trẻ nghèo. Cuối chương trình, ông Phê gửi đến vợ bức thư tay đầu tiên. Nghe những lời yêu thương từ tâm can của chồng, bà Lành không giấu nổi niềm xúc động.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)