Ni cô Huyền Trang không phải là vai diễn yêu thích nhất
NSƯT Thanh Loan sinh năm 1951 tại Hà Nội,ƯTThanhLoanCuộcsốngbìnhyêntuổiĐạitávềhưuthíkết quả hertha berlin là con thứ 5 trong gia đình có 8 thành viên, không ai theo nghệ thuật. 16 tuổi, bà học diễn viên trong trường Nghệ thuật Quân đội, sau đó về công tác tại Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị.
Năm 1986, Thanh Loan được đông đảo khán giả yêu mến với vai diễn ni cô Huyền Trang trong Biệt động Sài Gòn- tác phẩm kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam, do Long Vân đạo diễn.
Hình ảnh nữ chiến sĩ biệt động khoác áo tu hành với đôi mắt sâu thẳm, cuốn hút cùng tính cách mạnh mẽ, gan góc đã để lại dấu ấn đậm nét với nhiều thế hệ khán giả.
Trước khi nổi tiếng với Biệt động Sài Gòn, Thanh Loan từng góp mặt trong nhiều bộ phim như Bài ca ra trận, Tuổi thơ, Bản đề án bị bỏ quên, Phương án ba bông hồng…, thường xuyên được giao những vai cô giáo, giao liên, kỹ sư… hiền lành, nhẹ nhàng. Do vậy, vai diễn ni cô Huyền Trang là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của nữ nghệ sĩ.
Thời điểm tham gia phim, Thanh Loan đã có gia đình, đang làm đạo diễn cho Truyền hình an ninh. Trong chuyến đi công tác vào TP.HCM năm 1984, bà tình cờ gặp họa sĩ Trịnh Thái - người thiết kế mỹ thuật chính của phim.
Nghe họa sĩ nói chưa tìm được diễn viên đóng vai ni cô Huyền Trang dù phim đã quay một năm nay, bà liền đề xuất cho mình đọc kịch bản. Nhận thấy nhân vật có cá tính nổi bật, Thanh Loan quyết định xin phép cơ quan đi làm phim.
Để hoàn thành vai diễn, Thanh Loan phải cắt đi mái tóc dài bởi ngày xưa không có mũ cao su để nịt đầu. Tiếp đó, bà vào chùa Dược Sư ở 1 tuần, ăn cơm chay và tập cách tụng kinh, gõ mõ, đánh chuông, cách đi khất thực để giống như một người tu hành. Mặt khác, bà tập chèo ghe, ngâm mình trong sông nước Nam Bộ…
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Dân trí, Thanh Loan nói, vai nữ chiến sĩ biệt động Huyền Trang là "nốt thăng đẹp đẽ nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật". Mỗi khi nhắc đến, trong lòng bà luôn trào dâng cảm xúc tự hào vì đã sở hữu một vai diễn có sức sống vượt thời gian.
Đến nay, sau 37 năm, nhiều khán giả vẫn gọi NSƯT Thanh Loan là ni cô Huyền Trang. Bà tâm sự với phóng viên Dân trí: "Tôi thấy mình thật may mắn vì có một vai diễn để đời, bước ra ngoài cuộc sống. Nhiều khán giả còn đặt tên con là Huyền Trang dù nhân vật của tôi rất khổ, chịu đựng và gặp nhiều thiệt thòi".
Tuy nhiên, với Thanh Loan, ni cô Huyền Trang chỉ là một vai đẹp và lạ. Nói về chất nghề, bà thích vai cô Riêng trong Người về đồng cóicủa tác giả Lê Lựu, do NSND Bạch Diệp đạo diễn. Hay vai kỹ sư Khuê của Bản đề án bị bỏ quên- đạo diễn Nông Ích Đạt; vai Lê trong Bài ca ra trận của cố NSND Trần Đắc.
Ni cô Huyền Trang là vai diễn cuối trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Thanh Loan. Sau thành công của Biệt động Sài Gòn, bà chuyển sang làm đạo diễn phim tài liệu, giữ chức Phó Giám đốc Hãng phim Công an.
Công việc bận rộn khiến bà không còn thời gian để xuất hiện trên màn ảnh, phần vì không tìm được kịch bản đủ hay và một nhân vật giúp bà vượt qua cái bóng của ni cô Huyền Trang.
"Con cái không theo nghệ thuật là điều may mắn"
Thời trẻ, NSƯT Thanh Loan sở hữu vẻ đẹp khiến bao người mê mẩn, với gương mặt thanh tú, đôi mắt to tròn, sống mũi cao thẳng. Xinh đẹp, được nhiều người theo đuổi nhưng Thanh Loan lại nên duyên với ông xã - Tiến sĩ Toán học hơn 10 tuổi qua... mai mối.
Năm 23 tuổi, Thanh Loan vẫn chưa có người yêu, khiến mọi người sốt sắng, thúc giục. Bởi khi ấy bà là bộ đội, không bao giờ được phép sinh hoạt tại nhà, cuối tuần cũng bị cấm trại không được ở nhà ngủ. Vì vậy, nữ diễn viên ít có thời gian, điều kiện để tìm hiểu, hẹn hò.
Chia sẻ cùng phóng viên Dân trí,bà nói trong một lần đi công tác, bà gặp đạo diễn Thu Chung. Thấy Thanh Loan xinh đẹp, chân chất và giản dị, nữ đạo diễn đã giới thiệu cháu trai mới đi du học chuyên ngành Toán Tin về. Cả hai bị cuốn hút bởi vẻ đẹp và tài năng của nhau, có sự cảm mến ngay từ lần đầu gặp gỡ.
Trong dòng hồi tưởng, Thanh Loan nói ấn tượng về chồng là người ít nói, hiền lành. "Gặp người đàn ông cao to, đẹp trai lại tri thức, hiểu biết mà hiền hậu như thế là tôi cảm nắng ngay. Chồng tôi bề ngoài có vẻ lạnh lùng nhưng bên trong lại rất ấm áp, tình cảm, đúng mẫu người tôi thích'', bà kể. Nữ diễn viên cho biết được ông xã "cưa đổ" bà bằng việc làm thơ, vẽ chân dung tặng.
Năm 1974, Thanh Loan kết hôn sau hơn một năm yêu. Cuộc sống hôn nhân của nghệ sĩ từng bị đồn thổi ác ý như bà bị đánh ghen, tạt axit, đi tu…
Trước những tin đồn thất thiệt, Thanh Loan chọn cách không để tâm tới, bởi bà hiểu rằng người của công chúng sẽ khó tránh khỏi điều này. "Sẽ có nhiều người yêu mến mình nhưng cũng có người ghét bỏ, đố kị và bịa đặt, đó là chuyện rất đời. Tôi xem nó là bình thường", bà cho biết.
NSƯT Thanh Loan có hai người con, đều không theo nghệ thuật. Nhưng với bà, đó là may mắn, bởi làm nghệ thuật rất vất vả. Theo Thanh Loan, nghề này đòi hỏi phải có thanh sắc, nếu không cả đời chỉ đóng vai quần chúng.
"Làm nghệ thuật tuổi đời ngắn lắm, già vẫn diễn có được mấy người đâu? Gia đình thiệt thòi vô cùng, nhất là lúc con cái còn nhỏ", nữ nghệ sĩ tâm sự. Bà cho biết nếu được chọn lại sẽ không làm nghệ thuật, dù bản thân cũng được tổ nghề ưu ái và thành công.
Các con của NSƯT Thanh Loan đều đã trưởng thành, có gia đình. Cháu ngoại bà học ở Úc nên thi thoảng, bà lại cùng con cái sang thăm cháu, kết hợp du lịch.
Ở tuổi 72, dù tóc đã ngả màu pha sương, NSƯT Thanh Loan vẫn mang nét đẹp hiền hậu và thanh lịch. Hiện, bà đã về hưu, hưởng lương quân hàm Đại tá, ngoài ra bà giữ chức Phó chủ tịch hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Phó chủ tịch phụ trách Hội Điện ảnh Hà Nội. Nữ nghệ sĩ tận hưởng cuộc sống bình yên bên chồng và niềm vui tuổi già, "không phiền tới con cháu".
Bước sang độ tuổi này, NSƯT Thanh Loan nói rằng, bà chẳng nuối tiếc điều gì, chỉ sợ sức khỏe của mình kém đi. Bà là người thích ngao du, đi chơi đây đó nên đã lập nhóm "Hoa chân" để thi thoảng gặp gỡ, giao lưu với bạn bè cùng anh chị em nghệ sĩ.
(Theo Dân Trí)