Trần Trung Hiếu (sinh năm 2002),ủkhoaBáchkhoađạtđiểmtuyệtđốiTừngáplựctớibậtkhóctrênbànhọltđ hôm nay ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, là một trong hai sinh viên đạt điểm tuyệt đối và là thủ khoa đầu ra của ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay. Trước khi nhận tấm bằng tốt nghiệp, Hiếu đã giành học bổng toàn phần thạc sĩ- tiến sĩ tại Pháp và đang theo học ngành Trí tuệ nhân tạo nhúng cho an ninh mạng tại Viện Bách khoa Paris.
Trung Hiếu vốn là cựu học sinh chuyên Toán của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội. Theo Hiếu, những năm tháng học cấp 3 tại đây đã làm thay đổi tư duy của em. Từ Vĩnh Phúc xuống Hà Nội theo học trường chuyên, cậu học trò vốn đầy tự tin vào bản thân từng bị sốc khi thường xuyên không hiểu bài.
“Các thầy kỳ vọng học sinh dễ dàng tiếp thu bài nên sẽ không giảng kỹ. Vì môi trường học tập rất cạnh tranh, thầy cô cũng thường giao bài tập khó. Khi ấy, em gặp áp lực vì cảm thấy bản thân đuối hơn các bạn”, Hiểu nhớ lại.
Nhưng nhìn nhận tích cực, Hiếu cho rằng những năm tháng học tập trong môi trường đầy cạnh tranh ấy cũng khiến em tiến bộ, quyết tâm và trưởng thành hơn nhiều. Khắc phục những nhược điểm của bản thân, Hiếu cố gắng để bắt nhịp và dần quen với guồng học. Kết quả, nam sinh tốt nghiệp với kết quả tốt, từng tham gia Đường lên đỉnh Olympia và giành giải Nhất tuần, Nhì tháng.
Nhờ những thành tích ấy, Hiếu đỗ vào ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông của Trường Điện - Điện tử, ĐH Bách khoa Hà Nội theo diện xét tuyển tài năng.
Kỳ vọng vào môi trường đại học, bản thân sẽ chủ động, tìm tòi tự học hơn thay vì thầy cô hướng dẫn sẵn, nhưng Trung Hiếu tiếp tục gặp khó khăn trong việc thích nghi với phương pháp học mới.
“Trong kì học đầu tiên, em chỉ học 11 tín chỉ của ba môn Giải tích, Đại số, Triết học, nhưng em vẫn cảm thấy ngợp. Là học sinh chuyên Toán, em nghĩ Toán là thế mạnh của mình nên đã chủ quan. Thực tế khiến em bị vỡ mộng vì trong một buổi thầy cô dạy cả một chương. Hơn nữa, em chủ quan rằng chỉ cần hiểu bài đi thi sẽ làm được thôi”, Hiếu nhớ lại.
Nhưng kết quả giữa kỳ môn Giải tích, Hiếu chỉ đạt 5,5 điểm, dù đây là môn học em tự tin nhất. “Mức điểm chưa từng nhận được” này cũng là lời cảnh tỉnh cho Hiếu phải học hành tử tế và có phương pháp học tập hợp lý hơn.
Sau cú vấp khiến bản thân “vỡ lẽ”, Hiếu bắt đầu thay đổi cả thái độ và phương pháp học tập. “Hóa ra không phải cứ hiểu vấn đề là đã xong. Dù hiểu bài rồi mình vẫn cần chăm chỉ làm các bài tập trong sách để quen dạng đề và cày đi cày lại. Dẫu chỉ có một khái niệm còn lơ mơ, em cũng phải hiểu thật sâu tới tận cùng bản chất vấn đề”.
Nhờ có sự điều chỉnh ấy, các học kỳ sau, Hiếu dần thích nghi và không còn cảm thấy quá khó khăn khi học 19 tín chỉ ở kỳ học thứ 2. Nam sinh đạt điểm A/A+ ở tất cả các môn và luôn giành học bổng khuyến khích học tập của trường.
Dẫu vậy, giai đoạn căng thẳng nhất, theo Hiếu là vào cuối kỳ 1 năm 3. Khi ấy, nam sinh rơi vào cuộc khủng hoảng mất định hướng, không biết mình thích gì và muốn trở thành người như thế nào. Đây cũng là lúc chương trình học có nhiều môn khó và thi cùng một đợt.
“Đỉnh điểm có giai đoạn cả nhà đi du lịch, em vẫn phải ngồi ở khách sạn ôn thi. Hôm ấy, em quên hạn nộp bài cuối kỳ môn Cấu trúc dữ liệu giải thuật và chỉ có 8 tiếng để bắt đầu từ con số 0. Lo sợ trượt môn, em không nghĩ đến việc đi ngủ nữa. Cho tới 3h, vì quá mệt và căng thẳng bởi 6h là hạn cuối nộp bài, lại không nghĩ ra vấn đề, em bật khóc ngay trên bàn học. Đó cũng là lần đầu tiên em có trải nghiệm phải thức cả đêm và khóc vì chuyện bài vở”, Hiếu nhớ lại.
Nhưng sau đó, nam sinh cố gắng trấn tĩnh bản thân, tập trung làm và hoàn thành trước deadline 30 phút. Chính trong những giai đoạn thử thách nhất, Hiếu rút ra bài học, áp lực cũng là cú huých giúp bản thân làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Cũng trong những ngày tháng học ở ĐH Bách khoa Hà Nội, Hiếu luôn ấp ủ ước mơ đi du học. Trước đó, nam sinh luôn nghĩ nếu đi du học sẽ lựa chọn một quốc gia nói tiếng Anh. Mọi chuyện thay đổi khi thầy cô động viên em nên nộp hồ sơ học bổng thạc sĩ - tiến sĩ tại Viện Bách khoa Paris. Trước hạn nộp hồ sơ 4 ngày, khi đã tìm hiểu và suy nghĩ nghiêm túc, Hiếu quyết định nộp vào.
“Qua tìm hiểu, trò chuyện, em tin tưởng giáo sư và cảm thấy hướng nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhúng cho an ninh mạng rất hấp dẫn và có tương lai. Hướng nghiên cứu này đòi hỏi em phải cố gắng học tập và nghiên cứu nhiều hơn, nhưng với em đó không phải là rào cản. Chương trình học đầy thử thách ở Bách Khoa là nền tảng rất tốt để em “chinh phục” những cột mốc mới”.
Nộp hồ sơ du học khi chưa hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, đến tháng 3/2024, Hiếu giành học bổng toàn phần tại Viện Bách khoa Paris, kéo dài 4 năm.
Trước khi nhận tấm bằng tốt nghiệp, Hiếu đã bay sang Pháp để bắt đầu một hành trình mới. Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ vào cuối năm 2025, chàng trai Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục học lên tiến sĩ tại đây.
“Vì quãng thời gian đại học, em tập trung hơn cho việc học trên lớp, do đó trong thời gian tới em sẽ tập trung cả học tập và nghiên cứu để cho ra những công bố giá trị trong lĩnh vực của mình”, Hiếu nói.
Lần đầu tiên ĐH Bách khoa Hà Nội có 2 thủ khoa tốt nghiệp tuyệt đốiĐH Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên có 2 thủ khoa tốt nghiệp với điểm tuyệt đối 4.0/4.0 kể từ khi áp dụng cách tính điểm này vào năm 2007.