- Bà Nguyễn Thị Hằng,ọcnghềkhôngchỉđểralàmthuêbóng đã hôm nay nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chia sẻ những góc nhìn thực tiễn tại hội nghị đào tạo và hợp tác doanh nghiệp do Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội tổ chức sáng 9/3.
"Không phải học nghề để ra làm thuê"
Bà Hằng cho biết, tâm lý xã hội lâu nay chỉ hiểu học trường công nhân kỹ thuật là đi làm công nhân chứ không phải đi làm chủ.
Một số người nhờ bà tìm nơi cho con họ cai nghiện rồi đi học. Bà nói sẽ sắp xếp cho học một nơi mà sau này có nghề. Tuy nhiên, họ nói là đồng ý đi cai nghiện chứ không vào trường công nhân kỹ thuật.
Bà Nguyễn Thị Hằng cho rằng, đào tạo nghề không chỉ ra để làm thuê. Ảnh: Lê Văn. |
Thủ tướng Chính phủ vừa nhậm chức đã phát động chương trình quốc gia khởi nghiệp do vậy, các trường giáo dục nghề nghiệp cũng cần phải bổ sung nội dung khởi nghiệp để đào tạo cho sinh viên có được tinh thần khởi nghiệp - ra trường có thể làm chủ.
Bà Hằng cho biết, có nhiều tấm gương khởi nghiệp đáng khâm phục như một sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Xây dựng nhưng về quê khởi nghiệp làm dây chuyền sản xuất bánh đa tự động, xuất khẩu ra nước ngoài. Có người là giảng viên dạy kinh doanh nhưng sau đó ra ngoài tự kinh doanh.
"Hiện tại thầy đó đã có không dưới 200 người làm việc trong công ty của mình".
Việt Nam ra nước ngoài chỉ chụm lại với nhau
Theo bà Hằng, hiện nay, chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, do vậy, sinh viên ra trường không thể hội nhập mà không có tin học và ngoại ngữ. Bên cạnh đó, khâu yếu nhất của sinh viên Việt Nam nói chung là thiếu các kỹ năng mềm.
"Cái này bản thân chúng tôi cũng yếu. Trước đây, đi họp với các bộ trưởng, nhiều khi người ta ra uống bia, nhảy với nhau còn mình thì chỉ chụm lại với nhau thôi".
"Vừa rồi có một giám đốc người Đức kể với tôi, các cháu Việt Nam sang làm điều dưỡng tại Đức làm việc rất tốt, lương hơn 2.000 euro/tháng nhưng cứ thứ 7, chủ nhật là các cháu lại chụm lại với nhau nấu ăn, buồn rồi khóc. Không ai đi tham quan, không ra công viên, cũng không đi du lịch".
Các trường hiện nay vẫn tập trung nhiều vào việc giảng kiến thức, kỹ thuật mà không quan tâm nhiều đến các kỹ năng mềm, giúp sinh viên có thể tự tin tham gia các cuộc giao lưu văn hóa.
"Kiến thức có thể vào chúng ta bằng nhiều con đường, đặc biệt là tự giao lưu, tự học. Vì vậy, tôi mong các nhà trường giúp các sinh viên có phương pháp tự học, tự rèn luyện cả những kỹ năng mềm và kỹ năng giao tiếp thực tế".
Hiệu trưởng cam kết đảm bảo việc làm cho sinh viên Tại hội nghị, TS Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội cho biết, trường cam kết 100% sinh viên các ngành cam kết sẽ có việc làm sau khi ra trường. “Hiệu trưởng là người ký cam kết trực tiếp với sinh viên, nếu không lo được việc làm cho sinh viên thì hiệu trưởng hoàn lại tiền học cho sinh viên” - ông Ngọc cho hay. Bà Nguyễn Thị Hằng cho biết, đây là lần đầu tiên bà được nghe một hiệu trưởng cam kết 100% sinh viên ra trường sẽ có việc làm. Theo bà Hằng, trong bối cảnh hiện nay, việc các trường giáo dục nghề nghiệp ngoài gắn kết với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra và trường THPT để đảm bảo đầu vào thì phải hướng đến mô hình tự tham gia thị trường cung cấp sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật. |
Lê Văn