Báo cáo Triển vọng thị trường việc làm năm 2017 của JobStreet vừa công bố cho thấy,ứngviênViệtNamtìmviệtyle keonhacai5 có tới 47% ứng viên sử dụng kênh trực tuyến để tìm việc làm. Mặc dù vậy, con số này vẫn còn thấp nhất trong khu vực.
Số liệu thống kê cụ thể, có 24% ứng viên tìm việc qua các mạng việc làm trực tuyến, 11% qua các trang tuyển dụng của công ty. Đáng chú ý, theo số liệu thống kê, có tới 12% ứng viên tìm việc qua mạng xã hội.
Trong bản báo cáo này, JobStreet cho rằng triển vọng phát triển trung hạn của nền kinh tế Việt Nam vẫn khá thuận lợi, trong đó tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6.3% trong năm 2017 (theo Báo cáo cập nhận kinh tế khu vực Đông Á Thái Bình Dương, do Ngân hàng Thế Giới (WB) công bố ngày 13/4).
Triển vọng thị trường việc làm tại Việt Nam được nhìn nhận khá tích cực từ cả hai phía ứng viên và nhà tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng từ tất cả các ngành đều có nhìn nhận tích cực về triển vọng thị trường việc làm, với kết quả tích cực nhất đến từ các nhà tuyển dụng trong ngành công nghiệp sản xuất. Điều này được lý giải là do Việt Nam đang tiếp tục nhìn thấy có sự gia tăng đột biến của các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lãnh vực sản xuất (Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng từ 9.0% đến 9.7% trong năm 2016 so với năm trước).
Trong thị trường lao động đang bùng nổ, các ứng viên Việt Nam cho thấy họ chủ động nắm bắt các cơ hội việc làm thông qua các nguồn việc làm trực tuyến.
Bên cạnh các phương pháp truyền thống như người quen giới thiệu và các công ty tuyển dụng, những kênh tìm việc được ưa thích đang chiếm lĩnh trên Internet như mạng việc làm, trang mạng tuyển dụng của doanh nghiệp và mạng xã hội với 47% ứng viên sử dụng. Tuy thế, tỷ lệ này của Việt Nam vẫn thấp nhất khu vực. Hiện, Malaysia đứng đầu với 54%.
顶: 4踩: 712
评论专区