Tại hội nghị,ậtBảnmuốnthamgiasâuvàoquátrìnhchuyểnđổisốcủaViệtỷ số bóng đá tv các doanh nghiệp Nhật Bản đã bày tỏ sự quan tâm tới quá trình chuyển đổi số của Việt Nam và mong muốn tăng cường nghiên cứu, phát triển và thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại trong quá trình này. Nhật Bản có thế mạnh về phát triển các công nghệ mới như AI, IoT, phát triển hạ tầng số, mạng di động thế hệ mới 5G v.v… Các doanh nghiệp Nhật Bản là nhà đầu tư lớn và đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào công nghệ số tại Việt Nam.
Chia sẻ với các doanh nghiệp Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh chuyển đổi số là vấn đề toàn cầu do vậy cần cách tiếp cận toàn cầu. Cách tiếp cận của Việt Nam là cách tiếp cận toàn diện và toàn dân, mọi chính sách đều phục vụ người dân, và người dân là chủ thể tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Việt Nam có cách tiếp cận riêng, nhưng không tách rời với xu thế và cách tiệp cận của thế giới. Chuyển đổi số thì quan trọng nhất là thể chế, quá trình chuyển đổi nào thì đi theo nó cũng phải là hoàn thiện thể chế và phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Việt Nam đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia với 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, trong đó hợp tác công – tư có ý nghĩa then chốt đối với chuyển đổi số. Chính phủ sẵn sàng đóng vai trò định hướng, kiến tạo môi trường thuận lợi chuyển đổi số hiệu quả. Các doanh nghiệp là lực lượng trực tiếp tham gia, thúc đẩy và hưởng lợi từ kết quả của chuyển đổi số. Trả lời câu hỏi của doanh nghiệp Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đã chia sẻ về các mục tiêu, cách tiếp cận và giải pháp chuyển đổi số tại Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao điều phối về chuyển đổi số quốc gia. Mục tiêu của Việt Nam sẽ nằm trong top 50 quốc gia đứng đầu về Chính phủ số và kinh tế số đạt tỷ trọng 30% GDP vào năm 2030. Đại dịch Covid-19 đã tạo ra rất nhiều khó khăn và thách thức, nhưng Việt Nam lại đi tìm cơ hội từ chính những khó khăn, thách thức. Vì thế, một tháng Covid có thể bằng cả chục năm. Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, Việt Nam mất 10 năm để đạt 12% hồ sơ dịch vụ công được xử lý trực tuyến, thì chỉ sau một tháng Covid, tỷ lệ này đã tăng gấp đôi lên 24%. Năm 2020, thương mại điện tử của Việt Nam tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. 80% học sinh được học trực tuyến, cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%). Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng nhấn mạnh một đặc điểm của tài nguyên dữ liệu là càng nhiều người dùng càng sinh ra dữ liệu và càng dùng thì càng nhiều dữ liệu. Chính phủ đã đặt ra nhiều sáng kiến như phát triển cổng dữ liệu quốc gia (data.gov.vn) để cung cấp dữ liệu mở; hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước. Mục tiêu tới 2025, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số dữ liệu mở. Một vấn đề nữa, đó là đảm bảo nguồn lực. Hiện nay, ngành ICT Việt Nam có khoảng 1 triệu lao động. Số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng ngành ICT hằng năm khoảng trên 70.000 sinh viên. Tuy nhiên, ước tính đến năm 2025 và 2030 VN cần từ 2-2,5 triệu lao động. Một trong những giải pháp mà Việt Nam đang nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm là triển khai Đại học số, thi tuyển online cùng sự trợ giúp của các công nghệ số như AI, Blockchain và Big data. Đánh giá cao mối quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với quá trình chuyển đổi số của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục nghiên cứu, tham vấn và đưa ra các khuyến nghị về thể chế, chính sách, đồng thời đẩy mạnh hoạt động đầu tư - thương mại, tham gia vào các dự án hợp tác công – tư để thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam, với mục tiêu cuối cùng là phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp. VietNamNet Nhà đầu tư Nhật Bản gặp vướng mắc có thể gửi thư đích danh cho Thủ tướngNgười đứng đầu Chính phủ nói với các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản: “Vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó phải giải quyết, nếu không giải quyết được thì các ngài trực tiếp gửi thư đích danh cho Thủ tướng”. |