CMCN 4.0 là cơ hội để các dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau_soi kèo kyoto sanga
Phóng viên: Trước hết,àcơhộiđểcácdântộcthiểusốkhôngbịbỏlạiphísoi kèo kyoto sanga với tư cách là một ĐBQH đại diện cho cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam, xin ông cho biết, ông đã và sẽ làm gì cho cộng đồng?
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Bế Trung Anh: Việc mà tôi muốn làm thì chắc chắn là nhiều. Thế nhưng, trong các quy định, chức năng, nhiệm vụ của một người đại biểu thì cũng có giới hạn. Và mỗi ĐBQH phải làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình trong các hoạt động chính thức. Với những hoạt động không chính thức, tôi có thể tham gia nhiều hơn nếu như có thời gian và cảm thấy phù hợp, nhưng làm gì thì mục tiêu cuối cùng là mong muốn cải thiện đời sống bà con đồng bào DTTS.
PV: Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra rất sôi động trên toàn cầu và cả ở Việt Nam. Theo nhiều ý kiến, trong CMCN 4.0 thì cộng đồng các DTTS dễ bị bỏ lại phía sau nhất. Ông có suy nghĩ gì về những ý kiến này?
ĐBQH Bế Trung Anh: Tôi không nghĩ vậy. CMCN 4.0 chính là cơ hội để các DTTS không bị bỏ lại phía sau. Bill Gates nói một câu rất hay đại ý Internet là công nghệ rẻ nhất khiến cho mọi người có thể bình đẳng với nhau về mặt tiếp cận thông tin. Vì thế, tôi cho rằng bà con người DTTS và đồng bào sống ở vùng sâu vùng xa cần phải làm và được làm triệt để hoá các công việc của mình trên nền tảng 4.0, tận dụng mọi thời cơ tối đa để không bị bỏ lại phía sau.
PV: Qua thực tế mà chúng tôi chứng kiến ở vùng cao, đặc biệt là những nơi có đông khách du lịch nước ngoài, trẻ em người DTTS nói tiếng Anh rất thạo. Ông nghĩ gì về thực tế này?
ĐBQH Bế Trung Anh:Bà con nói thạo tiếng Anh, điều đó chứng tỏ ngoại ngữ cũng chỉ là ngôn ngữ bình thường, nếu cần để mưu sinh thì việc sử dụng nó không phải khó khăn, người DTTS nếu có điều kiện, họ cũng có thể làm tốt. Mưu sinh là bản năng của bất cứ ai. Người DTTS ở Sa Pa đều nhận ra một chuyện là cứ nói được tiếng Anh thì kiếm tiền dễ hơn. Vì thế ở đây, người ta đã lựa chọn công cụ kiếm tiền một cách phù hợp để ít nhất đảm bảo thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho chính họ.
Liệu đằng sau câu hỏi này của nhà báo có phải câu hỏi là làm sao phải bảo tồn những văn hoá tốt đẹp của các DTTS, trong đó có ngôn ngữ, chữ viết? Trong suy nghĩ của nhiều người, người DTTS sử dụng tiếng Anh liệu có ảnh hưởng đến bảo tồn bản sắc hay không? Câu trả lời là “không”. Tuy nhiên, để bảo tồn những văn hoá đặc trưng này có nhiều cách, và thậm chí nhiều quan điểm. Nhóm DTTS đủ đông thì bản sắc của họ có thể tự bảo tồn mà không cần có những tác động tích cực từ bên ngoài. Còn đồng bào nói chung vẫn phải hướng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Vì thế, chúng ta cần phải rất rõ ràng về mục tiêu cụ thể của chính sách đào tạo tiếng dân tộc ở vùng DTTS.
PV: Vậy xin ông có thể nói về yếu tố công nghệ thông tin với các DTTS, nhất là vấn đề phải có font chữ và bộ gõ tiếng dân tộc?
ĐBQH Bế Trung Anh: Cái đó thì tôi rất thống nhất với mối quan tâm của nhà báo. Một số dân tộc thiểu số có chữ viết cần phải có bộ gõ và font chữ riêng. Trên thực tế, ngôn ngữ các DTTS đang bị mai một đi rất nhiều. Vì thế, phải sử dụng công nghệ thông tin để lưu trữ và phổ cập. Vậy nếu chúng ta làm được việc số hoá ngôn ngữ DTTS trong cả tiếng nói và chữ viết sẽ là điều rất tốt.
Thực tế, nhiều đồng bào mặc dù không có chữ viết nhưng họ vẫn dùng ngôn ngữ của chính dân tộc mình để giao lưu và trao đổi thông tin. Thế nên, font chữ, bộ gõ, rồi phần mềm chuyển đổi từ văn bản trở thành tiếng nói và ngược lại là những sản phẩm rất cần để phổ cập tri thức và tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước đến với các DTTS.
PV: Cộng đồng các trí thức DTTS ở Việt Nam cũng rất đông đảo với không ít người thành đạt trên nhiều phương diện. Ông có kỳ vọng gì về họ cho đất nước nói chung và cho chính đồng bào của họ nói riêng?
ĐBQH Bế Trung Anh: Tôi cho rằng bất kể một DTTS nào cũng đều có tầng lớp trí thức riêng. Và theo các con số thống kê thì dân tộc Chăm có tỷ lệ trí thức trong cộng đồng của họ còn cao nhất trong cả nước. Điều quan trọng nhất là chính cộng đồng trí thức này phải hoạt động có tổ chức với tôn chỉ, mục đích rõ ràng. Người lãnh đạo tổ chức này có thể là những người con DTTS ưu tú, thành đạt nói trên. Họ là những tấm gương điển hình, có tác động tích cực lan tỏa trong cộng đồng dân tộc của họ, để nhân rộng, phát triển lớn mạnh hơn nữa về số lượng, chất lượng đội ngũ trí thức. Các nhóm trí thức DTTS này là những bông hoa muôn sắc màu, đóng góp vào rừng hoa rực rỡ của đội ngũ trí thức cả nước.
Nhân đây, tôi cũng muốn bàn thêm một ý mà nhà báo nêu. Tôi băn khoăn câu “bị bỏ lại phía sau”? Cùng với nghĩa này, chúng ta vẫn nói nhiều đến câu chuyện là miền núi phải tiến kịp miền xuôi. Tôi cho rằng, khái niệm này cần phải hiểu theo một nghĩa khác, không chỉ là câu chuyện kinh tế. Bởi vì miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS luôn có những giá trị riêng của nó. Họ có quyền tự hào về những giá trị mặc định của họ.
Bản sắc tộc người là đặc trưng riêng của mỗi dân tộc, không thể học hay bắt chước, mà thấm đượm từ nhiều đời. Thực tế thấy rằng, những người dân thành thị càng công nghiệp hoá, càng 4.0 thì càng muốn ra khỏi thành phố, về nông thôn để hòa mình vào thiên nhiên thoáng đãng, tận hưởng khám phá văn hóa phong phú của các DTTS. Và đó chính là câu chuyện thành phố khác biệt với vùng đồng bào DTTS. Vì thế, việc so sánh này có vẻ giống so sánh mét và kilogam.
PV: Xin cám ơn ông!
Làm gì để số hoá ngôn ngữ các dân tộc thiểu số?Sẽ là thiếu sót rất lớn nếu không quan tâm, đầu tư số hoá cho ngôn ngữ của đồng bào các dân tộc thiểu số trong thời đại 4.0.